Hơn 10.800 tỷ đồng vốn đầu tư công cho giao thông TPHCM cần phải giải ngân

Dù đã bước sang nửa cuối năm, Ban Giao thông TPHCM mới chỉ giải ngân được 37% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025. Hơn 10.800 tỷ đồng còn lại (chiếm 63% kế hoạch) cần được giải ngân từ nay đến cuối năm, tương đương khoảng 1.800 tỷ đồng/tháng.

"Nút thắt" vật liệu và mặt bằng

Trong năm 2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) được UBND TP giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 17.271 tỷ đồng để triển khai loạt dự án hạ tầng trọng điểm. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất, đến đầu tháng 7, đơn vị này mới giải ngân khoảng 6.403 tỷ đồng, tương đương 37% kế hoạch được giao.

Như vậy, chỉ trong vòng khoảng 6 tháng còn lại, Ban Giao thông phải giải ngân hơn 10.868 tỷ đồng, tương đương hơn 1.800 tỷ đồng mỗi tháng.

3.jpg
Nút giao thông An Phú - dự án trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông TPHCM đang bị chậm tiến độ. Ảnh: Duy Anh

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TPHCM cho biết, tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong nửa đầu năm nay ở mức thấp do nhiều dự án đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục pháp lý, chưa thể tổ chức đấu thầu và ký kết hợp đồng xây lắp nên chưa đủ điều kiện giải ngân vốn tạm ứng cho nhà thầu.

“Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát, gây khó khăn cho quá trình thi công, làm chậm tiến độ và giảm khối lượng thực hiện. Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng tại một số địa phương vẫn chậm, khiến nhiều dự án không thể triển khai đúng kế hoạch, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân vốn”- đại diện Ban giao thông TPHCM phân tích.

Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư

Trước áp lực phải giải ngân toàn bộ vốn được giao trong năm 2025, Ban Giao thông TPHCM đã đề ra hàng loạt giải pháp để “chạy nước rút”.

Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban TPHCM, đơn vị đã xây dựng tiến độ chi tiết cho từng dự án từng tháng, từng quý, tập trung đôn đốc, chỉ đạo đơn vị thi công tăng cường các mũi thi công “3 ca, 4 kíp” để đẩy nhanh tiến độ thi công, nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân đạt 100% trong năm 2025.

Đáng chú ý, đơn vị này cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương rút ngắn ít nhất 30% thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư, đặc biệt là các dự án BOT mở rộng cửa ngõ, như: dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, dự án cải tạo mở rộng quốc lộ 22, đường trục Bắc Nam (từ Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) và nâng cấp mở rộng quốc lộ 13.

“Mục tiêu là để giải ngân lượng vốn bồi thường giải phóng mặt bằng rất lớn của các dự án này”- ông Phúc cho biết.

4.jpg
Hiện nay Ban Giao thông TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3.

Bên cạnh đó, Ban Giao thông đang khẩn trương thúc đẩy các dự án khởi công mới để sớm ký hợp đồng và giải ngân phần vốn tạm ứng theo quy định. Các tổ công tác giải ngân cũng được giao trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kịp thời các vướng mắc để thành phố có hướng xử lý nhanh.

Để dòng vốn hơn 10.800 tỷ đồng dành cho giao thông được “chảy thông” từ nay đến cuối năm, điều kiện tiên quyết là phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ nhiều phía, từ chính quyền các địa phương đến các sở ngành chuyên môn.

Theo giới chuyên gia, việc giải ngân đúng tiến độ không chỉ giúp TPHCM tránh nguy cơ bị điều chuyển vốn mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc kích cầu đầu tư, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Chúng tôi xác định rõ trách nhiệm và đang tập trung toàn lực để đảm bảo giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn trong năm nay”- ông Lương Minh Phúc khẳng định.

Đà Nẵng: Cấp phép 23 dự án có tổng vốn hơn 7.700 tỷ đồng

Ngày 9/7, Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam (BQL KKT KCN) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tham mưu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư 23 dự án với tổng vốn đầu tư trên 7.734 tỷ đồng (299,2 triệu USD).

3-8346.jpg
Cảng Chu Lai đã hoàn thành đón tàu đến 5 vạn tấn. Ảnh: CV.

Trong đó, 3 dự án hạ tầng KCN với tổng vốn đăng ký 5.357 tỷ đồng và 17 dự án thứ cấp với tổng vốn đăng ký 2.377 tỷ đồng (trong đó 7 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1.587 tỷ đồng tương đương 61,3 triệu USD, còn lại các dự án trong nước với tổng vốn 789 tỷ đồng).

Cần Thơ gỡ vướng 2 dự án có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng

TP Cần Thơ đang tháo gỡ vướng mắc tại hai dự án hơn 2.000 tỷ đồng gồm kè bờ sông Cần Thơ và phát triển đô thị xanh phường Ngã Bảy  nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA và phát triển đô thị bền vững.

Xin điều chỉnh chủ trương dự án

Chiều 8/7, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo Ban Quản lý dự án và đại diện chính quyền địa phương đã có buổi làm việc với ông Herve Conan, Giám đốc AFD Việt Nam, để đánh giá tình hình triển khai hai dự án trọng điểm do AFD (Cơ quan phát triển Pháp) hỗ trợ vốn.

TPHCM: Chủ tịch xã phê duyệt phương án bố trí đất ở trong các nông trường thành khu dân cư

Sở Nông nghiệp và Môi trường TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn gửi đến UBND các xã, phường và đặc khu Côn Đả, hướng dẫn nhiệm vụ của UBND cấp xã phê duyệt phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trong các nông trường.

Theo đó, Nghị định số 151/2025 của Chính phủ, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, và được thực hiện đến trước ngày 1-3-2027.