Làm đẹp ở spa, thiếu nữ Quảng Ninh mũi đầy ổ mủ... suýt thủng

Sau nâng mũi 1 tháng, cô gái trẻ thấy mũi sưng nề, đau nhức nhiều. Khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện bên trong là các ổ mủ.

Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, BV Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, Quảng Ninh đang điều trị cho nữ bệnh nhân 19 tuổi, sống tại thị xã Đông Triều bị nhiễm trùng mũi nặng sau nâng mũi.

Cô gái trẻ cho biết, nghe theo quảng cáo trên mạng, cô tìm đến một spa trên địa bàn để nâng mũi bằng sụn silicon.

Tuy nhiên 1 tháng sau, cô gái trẻ hoảng hốt khi thấy mũi mọc ụ lớn, sưng nề, đau nhức nhiều nên đến bệnh viện kiểm tra. Qua thăm khám, các bác sĩ thấy sống mũi, cánh mũi người bệnh sưng nề, chính giữa mũi ấn mềm lõm, ấn đau, có dịch. Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe vùng sống mũi và tiền đình mũi sau phẫu thuật nâng mũi.

Lam dep o spa, thieu nu Quang Ninh mui day o mu... suyt thung

Mũi cô gái trẻ sưng nề do bị áp xe sau khi nâng mũi 

Các bác sĩ phải rút sụn silicon, bơm rửa vệ sinh hốc mũi hàng ngày cho bệnh nhân. Sau 7 ngày, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, tránh được nguy cơ thủng vách ngăn mũi.

BS Uông Hồng Hợp, khoa Tai Mũi Họng cho biết, nguyên nhân hình thành ổ áp xe trên mũi có thể do quá trình nâng mũi không đảm bảo vô khuẩn hoặc kĩ năng của người can thiệp chưa vững vàng.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình, ĐH Y Hà Nội cho biết, phẫu thuật nâng mũi hiện nay rất phổ biến song không ít trường hợp phải tháo chất liệu độn mũi sau nâng mũi do nhiều nguyên nhân.

Trong vài tuần đến vài tháng đầu, chỉ định tháo bỏ chất liệu thường do nhiễm trùng, chảy dịch, lệch vẹo, hoặc do chất liệu mũi quá cao, quá dài trong khi da đầu mũi mỏng gây nguy cơ thủng đầu mũi, lòi chất liệu ra ngoài.

Trong những trường hợp bị nhiễm trùng, nếu chỉ đơn thuần điều trị bằng kháng sinh sẽ dễ tái đi tái do nhiễm trùng vào khoang đặt chất liệu, vì vậy bác sĩ thường chỉ định tháo sụn nhân tạo.

Nhiều trường hợp, mũi sau tạo hình đã yên ổn một thời gian rất dài nhưng vẫn phải tháo bỏ hoặc chỉnh sửa do đầu mũi mỏng dần hoặc sẹo viền cánh mũi - nơi chất liệu tì vào gây tác động mài mòn dần.

Ngoài ra, không ít trường hợp phải tháo bỏ chất liệu độn mũi do liên quan đến kĩ thuật. Nếu chất liệu làm sống mũi rất cao, đầu mũi rất dài (so với sức chịu đựng của da mũi) sẽ có nguy cơ chọc thủng đầu mũi và qua sẹo viền lỗ mũi rất cao.

TS Dung cũng khuyến cáo, không nên lạm dụng phẫu thuật nâng mũi nhiều lần, vì từ lần mổ thứ 2, mũi đã bắt đầu bị sẹo xơ cứng, da ở đầu mũi, trụ mũi bị mỏng và không còn mềm. Càng mổ nhiều, mũi sẽ càng xơ hơn, khi đó sẽ càng khó chỉnh được dáng mũi đẹp hơn.

Kinh hoàng biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ đáng sợ năm 2018

(Kiến Thức) - Sự phát triển của xã hội kéo theo những nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng thịnh hành. Tuy nhiên trong năm 2018, không ít trường hợp gặp biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ đáng sợ.

Cô gái 24 tuổi phải tháo độn cằm vì tiêm filler 4 năm trước không tan
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài chia sẻ của cô gái trẻ khi phải đi tháo độn cằm và lấy chất làm đầy chưa tan sau nhiều ngày bị sưng đau, ăn uống khó khăn khiến nhiều người xôn xao. Theo đó, người gặp biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ này chính là Vân Anh (24 tuổi). Cô cho biết, đây là lần rạch cằm thứ 4 và bác sĩ cảnh báo phải theo dõi kỹ càng, 2 tuần sau cần đến tiêm mỡ để tái tạo lại cằm, nếu được thì ít nhất 6 tháng nữa có thể làm lại cằm Vline.

Ăn hải sản sống, cẩn thận “rước” các bệnh nguy hiểm vào thân

(Kiến Thức) - Việc ăn các món hải sản tươi sống như hàu, cá hồi, cá ngừ... rất được ưa chuộng vì quan niệm bổ dưỡng và mát. Tuy nhiên, ít người biết rõ những nguy cơ tiềm ẩn trong các món ăn này.

An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than

Nhiều trường hợp người dân bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu...Vi khuẩn này có thể gây hoại tử cân cơ rất nhanh, nguy hiểm hơn, bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn này gây tỉ lệ tử vong cao, lên đến 50 - 90%, do đó còn được mệnh danh là “vi khuẩn ăn thịt người”.

An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-2
Mới đây, có một người đàn ông ở Hải Phòng vừa tử vong vì nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus sau khi ăn hải sản sống. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn chết người đến từ biển, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn hải sản chưa được nấu chín.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-3
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-4
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”. Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-5
Ăn cá biển thì nguy cơ nhiễm giun tròn rất cao. Giun tròn Anisakia sống ký sinh ở các loại cá biển như cá voi, hải cẩu, cá heo. Theo dây chuyền “cá ăn cá”, bệnh lây lan sang nhiều loài cá mà con người hay ăn như: cá mực, cá thu, cá mòi, cá tuyết, cá bơn, cá đá, cá hồi, cá ngừ..., với tỷ lệ nhiễm bệnh của cá biển lên tới 80%.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-6
Người ăn phải các ấu trùng của giun trong cá biển ở dạng tái, sống, nấu chưa chín, muối, hay làm gỏi. Trong cơ thể, ấu trùng được giải phóng ra sẽ bám vào niêm mạc dạ dày hay ruột non, gây loét tại chỗ, phù nề và hình thành các u hạt.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-7
Trong vài giờ kể từ khi nuốt phải ấu trùng giun, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội, các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ có thể xuất hiện.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-8
Hàu là loại hải sản được ăn tái với chanh hoặc mù tạt. Tuy món hàu sống cung cấp nhiều chất đạm, vitamin, kẽm... cho cơ thể nhưng chúng cũng mang vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-9
Listeria là một chủng vi khuẩn khác có thể được tìm thấy trong hải sản sống và cá. Rất có khả năng lây nhiễm cho những người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang phát triển, chẳng hạn như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người già và gây ra các triệu chứng giống như cúm, mất thăng bằng và co giật.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-10
Thật không may, tất cả các loại cá ngày nay đều chứa một lượng thủy ngân độc hại, với những loài cá lớn như cá ngừ chứa hàm lượng cao hơn. Các món cá sống có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn rất nhiều so với đã nấu chín, với các nghiên cứu cho thấy mức thủy ngân trong cá nấu chín thấp hơn tới 60% so với cá sống. Thủy ngân cực kỳ độc hại và tích tụ trong cơ thể theo thời gian có thể gây rối loạn nhịp tim, ảo giác và thậm chí tử vong.
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-11
Hải sản cũng thuộc nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong lý do dị ứng thực phẩm. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có cơ địa không hợp với chúng từ các loại tôm, cua, ghẹ... cho đến những loại cá biển như cá nhám, cá hồi, cá ngừ...
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-12
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, chỉ sau khi ăn vài giờ, thậm chí 10 phút. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, ngứa ngáy, người nôn nao khó chịu, mấy giờ sau sẽ lặn. Người bị nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy... Cá biệt, cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ...
An hai san song, can than “ruoc” cac benh nguy hiem vao than-Hinh-13
Tuy việc ăn hải sản sống cũng có những mặt lợi ích nhất định cho cơ thể nhưng nguy cơ tiềm ẩn bệnh thì tăng gấp bội. Cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên hạn chế việc ăn hải sản sống, sử dụng hải sản đã được nấu chín để đảm bảo sức khỏe. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.