Làm bốn điều này gia đình thịnh vượng, phúc phần đời đời

Nếu biết tu tâm dưỡng tính thì chẳng mấy chốc đời người hóa bình lặng, đừng bon chen xô bồ làm chi, để cuộc đời an nhàn là điều đúng đắn.

Trong dân gian có câu: “Giàu không quá ba đời”. Rất nhiều gia tộc giàu có đều không “thoát” khỏi sự linh ứng của nó. Nhưng cũng có những gia đình không hề bị ảnh hưởng, thậm chí càng ngày càng hưng thịnh. Vậy sự khác biệt nằm ở chỗ nào?
Bí quyết của gia tộc họ Tăng “trường thịnh không suy” này là ở 4 câu di chúc do Tăng Quốc Phiên để lại.
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giật, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
Người không biết tu, bản thân họ không được hưởng an lạc và hạnh phúc. Họ thường bị phiền não và đau khổ, cuộc đời chi phối bức bối và chẳng có một phút giây thanh thản.
Tấm lòng của mỗi người tuy khác nhau nhưng đều chung một đích là hướng thiện. Muốn có tấm lòng trong sáng, tốt đẹp, được người yêu thần quý thì nên săn sóc, nuôi dưỡng tấm lòng của mình (hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây.
Tu tâm là việc có thể tự làm ở ngay tại nhà, ngay trong từng việc nhỏ hàng ngày, ở bất kì nơi đâu. Ở nhà biết kính trên nhường dưới, hòa nhã, yêu thương, ra đường biết bênh yếu chống mạnh, bảo vệ lẽ phải, chấp hành pháp luật cũng là tu tâm.
Lam bon dieu nay gia dinh thinh vuong, phuc phan doi doi
Ảnh minh họa. 
Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả, nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ.
1. Thận trọng thì trong tâm sẽ yên bình
Đạo lý tu dưỡng bản thân là phải hướng vào trong nội tâm. Trong nội tâm đã biết rõ thiện ác lại không thể tận lực hành thiện trừ ác thì chưa phải là thật tâm tu dưỡng. Chỉ chính mình mới biết rõ có đang tự lừa dối bản thân hay không, người ngoài nhìn khó thấy.
Mạnh Tử nói: “Trên không thẹn với trời, dưới không thẹn với lương tâm”. Cái gọi là dưỡng tâm, nhất định phải là “tâm thanh quả dục” (để tâm thanh tịnh, giảm bớt ham muốn dục vọng). Cho nên, người có thể tự thận trọng xét lại bản thân mình sẽ không bị cảm thấy áy náy.
Người nếu như không có việc gì phải áy náy thì khi đối mặt với quỷ thần, trời đất, thì thần sắc sẽ an nhiên, bình thản. Đây là phương thuốc tốt nhất, là việc lớn nhất của tu thân dưỡng tính, là đạo lý cần cố gắng đạt được trong đời người.
2. Cung kính thì thân thể sẽ khỏe mạnh
Trong nội tâm mà thuần khiết, bên ngoài chỉnh tề nghiêm túc, đây là công phu của “kính” (kính trọng, tôn kính, cung kính). Bước ra khỏi cửa giống như nhìn thấy khách quý, luôn kính trọng với người khác, đây là khí tượng của “kính”.
Bản thân tu dưỡng khiến dân chúng bình an, trung thực kính cẩn mà khiến thiên hạ được thái bình, đây là hiệu quả của “kính”. Thông minh và trí tuệ đều là từ “kính” mà ra.
Nếu như việc lớn hay việc nhỏ, người nhiều hay người ít, đều dùng lòng cung kính (cả bên trong và bên ngoài) để đối đãi, không dám buông thả thì thân thể sẽ khỏe mạnh.
3. Nhân từ sẽ được tự tại
Khổng Tử giáo dục con người đều là dùng chữ “nhân” (nhân từ, nhân ái) làm trọng. Ông nói: “Dục lập lập nhân, dục đạt đạt nhân”, (ý nói đến phương pháp hành nhân: Đem mong muốn sự nghiệp thành đạt của mình làm cho người khác giống y như cho mình vậy. Lấy những điều mà trong lòng mình mong ước để hiểu lòng mong ước của người khác).
Người có thể hành nhân sẽ không có tâm tranh giành, như thế trong tâm luôn thấy tự tại, vui vẻ, không bị vướng bận điều gì.
4. Lao động sẽ được quỷ thần tôn trọng
Người xưa quan niệm rằng, người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, trong khi có khả năng lao động mà lại sống dựa vào người khác là người bất hạnh, quỷ thần cũng không đồng ý. Người như vậy sao có thể sống được lâu dài?
Bậc thánh hiền xưa luôn là người cần cù, tận lực với dự định của bản thân, đọc sách và luyện tập, gia tăng trí huệ và mở mang kiến thức. Người thành công trong xã hội cũng luôn là người nỗ lực làm việc.
Di chúc của Tăng Quốc Phiên có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu xa đến đời con cháu của ông. Sau khi Tăng Quốc Phiên mất, con trai của ông là Tăng Kỷ Trạch ra làm quan, làm ngoại giao.
Tăng Kỷ Hồng cả đời nghiên cứu toán học. Sau khi cháu trai Tăng Quảng Quân của ông đỗ tiến sĩ đã làm việc ở viện hàn lâm. Những đời sau của gia đình họ Tăng đều nghiên cứu học tập cao không tham gia binh nghiệp, thậm chí ít người ra làm quan.
Tăng gia luôn ghi nhớ những lời di ngôn của Tăng Quốc Phiên, không tranh giành địa vị, giữ tâm trong sạch và duy trì được: “Tăng gia trường thịnh không suy, đời đời có nhân tài”.
Tăng Quốc Phiên, tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một nhà Nho lỗi lạc đã nói rằng, một gia đình có hưng thịnh hay không chỉ cần nhìn vào ba điểm dưới đây là biết rõ:
Thứ nhất: Nhìn xem con cháu ngủ đến mấy giờ? Nếu như ngủ đến lúc mặt trời lên cao mới bắt đầu dậy thì gia đình này đang từ từ lười biếng mà đi xuống.
Thứ hai: Nhìn xem con cháu trong nhà có chăm chỉ làm việc hay không? Bởi vì thói quen làm việc sẽ ảnh hưởng đến cả đời của một người.
Thứ ba: Nhìn xem con cháu có thường đọc sách kinh điển của các bậc cao nhân thánh hiền hay không? Bởi vì người không học sẽ không hiểu nghĩa và không biết đạo lý.
Nhìn lại lịch sử có thể thấy, rất nhiều gia đình giàu có đều bị “linh nghiệm” bởi câu “giàu không quá ba đời” hay “thành đạt không quá ba đời”. Nhưng gia đình họ Tăng lại đời này tiếp nối đời sau mà sinh ra các bậc anh tài, những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Trung Hoa.

Chùm ảnh cận cảnh “cầu bê tông cốt xốp” ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Những miếng xốp dày xếp chặt bên trong lớp phủ xi măng tại nhiều vị trí trên thành cầu Zét - bị nghi là cầu bê tông cốt xốp - khiến người dân lo ngại.

Như Kiến Thức đã có bài phản ánh về việc, cây cầu Zét bắc ngang sông Bùi tại xã Tốt Động (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), do Ban quản lý dự án Giao thông 2 - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư, đang trong quá trình hoàn thiện thì đột nhiên dừng lại. Đáng nói, ở bên trong lớp bê tông của hai thành cầu Zét xuất hiện nhiều lớp xốp khiến người dân vô cùng bức xúc, nghi là cầu bê tông cốt xốp ở Hà Nội.
 Như Kiến Thức đã có bài phản ánh về việc, cây cầu Zét bắc ngang sông Bùi tại xã Tốt Động (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), do Ban quản lý dự án Giao thông 2 - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư, đang trong quá trình hoàn thiện thì đột nhiên dừng lại. Đáng nói, ở bên trong lớp bê tông của hai thành cầu Zét xuất hiện nhiều lớp xốp khiến người dân vô cùng bức xúc, nghi là cầu bê tông cốt xốp ở Hà Nội.
Những lớp xốp dày khoảng 2-3cm, xếp thành hàng trước khi được bao bọc bởi tường bê tông bên ngoài.
 Những lớp xốp dày khoảng 2-3cm, xếp thành hàng trước khi được bao bọc bởi tường bê tông bên ngoài.

Chi tiết vụ tài xế xe tải liều mình cứu xe khách mất phanh khi đổ đèo

Thấy chiếc xe khách lao dốc quá nhanh, tài xế xe tải lo lắng vượt lên ra hiệu cho xe khách đâm vào đuôi xe mình, rồi "lai dắt" xe khách xuống đèo an toàn.

Mới đây, trên các trang mạng xã hội tuyên dương và bàn tán xôn xao về hành động dũng cảm của tài xế xe tải dùng xe của mình ngăn một vụ tại nạn xảy ra, khi 1 chiếc xe khách đang đổ đèo rất nhanh.

Kinh hoàng bão bụi trên con đường “nhà biến thành hầm” ở Sài Gòn

Đường Kinh Dương Vương, TP HCM dừng thi công lâu ngày khiến người dân khổ sở vì bụi mịt mù bao phủ suốt ngày đêm.

Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon
Đường Kinh Dương Vương (đoạn mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM) dài 3 km thi công dự án cải tạo hệ thống thoát nước, chống ngập. Tuy nhiên, do bị người dân phản ánh về độ cao cốt nền biến "nhà thành hầm" nên khoảng 3 tháng nay, tuyến đường này đang tạm dừng thi công chờ quyết định phương án hạ độ cao.  
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-2
Đây là tuyến đường huyết mạch từ các quận trung tâm TP đi quốc lộ 1 nên lưu lượng xe cộ lưu thông rất lớn. Tuyến đường là nỗi ám ảnh người tham gia giao thông, từ ôtô đến xe máy. Mặt đường phần trên đầy đá cấp phối, phía dưới vô số ổ voi, ổ trâu cùng rào chắn không còn nguyên vẹn. Nặng nhất là đoạn từ đường Tên Lửa đến đoạn giao với quốc lộ 1A. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-3
Đoạn trước cửa Bến xe Miền Tây bị bao phủ bởi một màu trắng đục của bụi đá. Tầm nhìn của người tham gia giao thông bị hạn chế rất nhiều. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-4
Dọc hai bên vỉa hè cây cối, đồ đạc, xe cộ, nhà cửa... dính lớp dày bụi trắng chỉ trong vài giờ đồng hồ. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-5
 Trên các làn đường hai chiều, xe lớn, nhỏ chạy nhanh hay chậm đều tạo ra những bão bụi dày đặc.
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-6
Những người lái xe máy, không mang khẩu trang phải bịt mũi, nhắm mắt chạy xe trên tuyến đường bụi dài khoảng 2 km. Người lớn, trẻ nhỏ nhắm mắt, nín thở phóng xe qua. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-7
Người đi bộ hai bên vỉa hè mắt nhắm mắt mở vừa tránh bụi bay vào vừa quan sát vô số chướng ngại vật phía dưới của công trình đang dở dang. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-8
Một gia đình lỉnh kỉnh đồ đạc từ cổng bến xe Miền Tây bước vội trong màn bụi mịt mờ. Những người làm nghề chạy xe ôm cho biết, khu vực này bị bui bao phủ suốt ngày từ gần trưa cho đến tối. Đoạn này không có xe tưới nước nên những ngày không có mưa bụi càng dày đặc hơn. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-9
Hành khách phải ra giữa đường Kinh Dương Vương thuộc địa phận phường An Lạc để đón xe. Người dân hai bên tuyến đường này cho biết, xe phun nước của đơn vị thi công chỉ tưới một lần mỗi ngày, có khi vài ngày không thấy tưới. Những ngày trời nắng, sau vài tiếng vừa tưới bụi trở lại tức thì. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-10
Hai bên đường hầu hết hàng hóa đều dính bụi. Chủ tiệm phải bọc hàng để tránh bụi bám vào nhưng cũng không xuể. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-11
Cứ vài chục phút, anh Đông lại phải phủi kệ quần áo để giảm bớt bụi bám vào. "Bụi không khi nào ngớt. Những hàng không bọc được bị bụi bám đầy, gây bạc màu, chỉ sờ vào tay đã dính bụi ai dám mua", nhân viên cửa hàng quần áo bức xúc. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-12
Những quán nước hai bên đường, nhất là khu vực trước cổng bến xe Miền Tây rơi vào tình trạng ế ẩm. Nhiều chủ quán mang khẩu trang, xung quanh đồ đạc dính đầy bụi ngồi ngán ngẩm trông khách. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-13
Ông Ba, chủ quán nước trước bến xe cho biết, ông đã bán ở đây 30 năm nay nhưng chưa khi nào ế khách như thời điểm này. "Dịp nghỉ lễ vừa qua lượng khách ra vào bến xe rất đông nhưng ghé quán rất ít vì ngồi một tý là bụi bám đầy người, đồ uống. Họ chủ yếu mua nước mang đi", chủ quán nước cho hay. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-14
Bên trong nhiều cửa hàng, nhà dân bụi bám vào đồ đạc một lớp dày. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-15
Anh Triều, nhân viên một cửa hàng điện thoại bên đường Kinh Dương Vương cho hay, mọi người đều phải mang khẩu trang cả ngày để làm việc. Máy tính, đồ đạc lau xong được vài chục phút lại dính bụi như cũ. 
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-16
 Máy móc bụi bám dày, không khí lơ lửng bụi nên chủ cửa hàng và khách phải đeo khẩu trang để nói chuyện. "Buôn bán vô cùng khó khăn bởi mưa thì ngập nước, nắng thì cả nhà phải mang khẩu trang suốt ngày, ai cũng bị ho vì bụi quá nhiều. Chúng tôi chắc đi viện sớm vì bụi mất", bà Võ Thị Kim Thanh, chủ một cửa hàng đồ gia dụng lo lắng.
Kinh hoang bao biu tren con duong “nha bien thanh ham” o Sai Gon-Hinh-17
Để hạn chế bụi, nhiều cửa hàng, nhà dân thường xuyên tưới nước khu vực phía trước nhưng cũng như "muối bỏ bể". Bởi đây là tuyến đường huyết mạch xe cộ đông đúc, phát tán bụi nhanh chóng.