Lá thư gửi cha chồng, người rất ghét con dâu

Dù cha là một người không biết đến giới hạn, nhưng con sẽ không cho phép cha bắt nạt con và không bao giờ quỵ lụy trước mặt cha nữa.

Con không bao giờ nghĩ con sẽ viết thư cho cha, vì việc này nghe thật sáo rỗng. Con trai của cha và con đã sống với nhau hơn 5 năm. Con luôn nghĩ chúng con sẽ hạnh phúc với nhau, con có ấn tượng cha ủng hộ mối quan hệ của chúng con và muốn con trở thành một thành viên của gia đình mình.
La thu gui cha chong, nguoi rat ghet con dau
 
Con vốn thực bụng yêu quý cha. Gần đây, khi nghe cha đến thăm, con rất vui. Con nghĩ, cha con mình đã đủ hiểu nhau. Con đã mong như vậy. Cha ở lại, ngủ trong phòng khách. Việc bắt đầu khi con muốn tập thể dục trong phòng khách, đề nghị cha có thể đọc sách trong phòng khác được không.
Cha bất chợt la lối và cất đồ đạc vào va li đòi đi, nói chúng con đối xử với cha tệ bạc, chỉ vì con dám xin cha 20 phút riêng tư để tập thể dục. Đó là lần đầu tiên con nhận thấy cha là người dễ lăng mạ người khác. Mọi việc sau đó cũng yên ổn trở lại, dù con không còn thoải mái trong căn hộ riêng của mình nữa.
Tuy nhiên, con nghĩ cha sẽ kiềm chế bản thân hơn. Sự thật đã không như vậy. Sáng hôm sau cha lại nổi đóa thêm lần nữa, khi mấy cha con thảo luận một chuyện bình thường là ăn tối ở đâu sau giờ làm việc. Cha nói chúng con ruồng bỏ cha. Sao lại có thể đối xử với cha như vậy? Lần này con không ngồi lại nghe cha la lối nữa.
Con bỏ đi làm, hy vọng lúc về không phải gặp cha. Tình trạng này diễn ra trong suốt thời gian cha ở thăm vợ chồng con. Sau khi cha đi, con nghĩ mọi khó chịu sẽ chấm dứt, nhưng con đã lầm.
Mỗi một điều nhỏ nhặt con làm đều khiến cha thấy như bị xúc phạm. Sao cha lại nghĩ vậy? Cha đến nhà con chơi và con đã hết sức cố gắng rồi. Cha gửi một lá thư dài “kể tội” con cho con trai của cha, rằng con ích kỷ và kiêu ngạo, là người không có giáo dục và thiếu lịch sự.
Cha xây dựng một câu chuyện vô lý mà mọi chuyện con làm đều nhằm để xúc phạm cha; trong khi con là người nấu cơm cho cha ăn, xin nghỉ việc đưa cha đi thăm thành phố. Những lời cha nói khiến con tổn thương nặng nề, khuấy động cuộc sống của vợ chồng con suốt nhiều tuần sau đó.
Con đã không biết cha mang nhiều thù hận trong lòng và ghét con đến thế. Nhưng nghĩ vậy, con lại thấy thương cha. Con biết, cuộc sống của cha không được dễ dàng. Cha sống một mình, cha lại đang già đi. Con biết, buổi tối cha ngồi đó nghĩ về tất cả những người cha ghét. Con biết, cha hết sức khổ tâm và cha cần sự giúp đỡ. Con thật sự thấy thương cha.
Dù cha là một người không biết đến giới hạn, nhưng con sẽ không cho phép cha bắt nạt con và không bao giờ quỵ lụy trước mặt cha nữa. Con hứa sẽ không làm gì sai trái với cha, chỉ có điều, những lời cha nói vĩnh viễn không mất đi mà sẽ mãi mãi hằn sâu trong quan hệ của vợ chồng con.
Kính thư

Kiệt tác nghệ thuật của Phật viện lớn nhất vương quốc Chăm Pa

(Kiến Thức) - Đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. 

Kiet tac nghe thuat cua Phat vien lon nhat vuong quoc Cham Pa
Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.

Lặng ngắm bức tượng Phật lớn nhất của vương quốc Chăm Pa

(Kiến Thức) - Qua bức tượng Phật Chăm Pa lớn nhất này, hậu thế có thể cảm nhận phần nào nền nghệ thuật Phật giáo của người Chăm cổ giai đoạn vương quốc Chăm Pa còn chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật.

"Tượng Phật 13.5" là tên gọi của một bức tượng đặc biệt được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng. Đây là bức tượng Phật Chăm Pa lớn nhất được tìm thấy từ trước đến nay.
"Tượng Phật 13.5" là tên gọi của một bức tượng đặc biệt được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng. Đây là bức tượng Phật Chăm Pa lớn nhất được tìm thấy từ trước đến nay.

Ẩn số về bức tượng nữ thần nổi tiếng nhất của Chăm Pa

(Kiến Thức) - Hai cánh tay của bức tượng nữ thần Tara được tạo dáng đang đưa về phía trước như nâng đỡ hai vật thể nào đó. Vật thể trên tay tượng là câu hỏi đã khiến nhiều nhà nghiên cứu bỏ công sức để đi tìm được lời giải.

An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa
 Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, tượng nữ thần Tara được coi là một kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Đây cũng là một trong những cổ vật Chăm Pa đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-2
 Bức tượng nữ thần Tara được phát hiện vào năm 1978 tại Phật viện Đồng Dương,  thuộc địa phận làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây một khu phế tích Phật giáo lớn của vương quốc Chăm Pa cổ.
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-3
 Trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa, Tara là một vị Bồ tát. Tượng vị nữ thần này được đúc bằng đồng, cao 129,3cm.
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-4
 Bức tượng toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Khuôn mặt tượng toát ra sự nghiêm trang, quyền uy với chiếc mũi nở to nhô cao cân đối, cặp mắt được chạm cẩn đá quý rất sống động và cặp môi dày khép lại một cách nghiêm nghị.
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-5
 Đôi tai tượng có phần dái tai kéo dài, chi tiết thường gặp ở tượng thờ Phật giáo. Vầng trán tượng vuông vức có con mắt thứ ba ở chính giữa, cặp lông mày khá dày.
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-6
 Dưới chiếc cổ ba ngấn và bờ vai khỏe khoắn là cặp vú trần đầy sức sống phồn thực, thể hiện mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc.
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-7
Hai cánh tay của bức tượng được tạo dáng đang đưa về phía trước như nâng đỡ hai vật thể nào đó. Vật thể trên tay tượng là câu hỏi đã khiến nhiều nhà nghiên cứu bỏ công sức để đi tìm được lời giải. 
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-8
 Từ những nghiên cứu của mình, PGS.TS Ngô Văn Doanh cho rằng hai vật thể đó là một vỏ ốc tù và ở bàn tay trái và đóa sen ở tay phải - những biểu tượng thiêng liêng trong văn hóa Chăm Pa. 
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-9
 Theo quan niệm của người Chăm, hoa sen tượng trưng cho hương sắc tinh khiết, tình yêu thương, trí tuệ, vẻ đẹp và sự sinh sôi nảy nở. Con ốc biển tượng trưng cho sự quán xuyến mọi âm thanh thế gian, có quyền năng để thanh lọc, ban phát và tập hợp niềm hy vọng của mọi loài.
An so ve buc tuong nu than noi tieng nhat cua Cham Pa-Hinh-10
 Phần dưới bức tượng được che vấn rất kín đáo bằng hai lớp váy bằng đồng quấn kiểu sa rông ôm sát hông đùi đến tận mắt cá. Đôi bàn chân của bức tượng được thể hiện khá chân thực với các ngón chân thon dài và phần móng được cắt gọt gọn gàng...

Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.