Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Kiệt tác nghệ thuật của Phật viện lớn nhất vương quốc Chăm Pa

06/09/2018 06:42

(Kiến Thức) - Đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. 

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.
Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.
Cuộc khai quật đầu thế kỷ 20 của người Pháp đã xác định ba nhóm kiến trúc khác nhau trong khu đền chính của Phật viện, trong đó nhóm phía trước gọi là Vihara, nghĩa là tu viện. Đây là khu vực tìm thấy đài thờ Đồng Dương ký hiệu 22.25.
Cuộc khai quật đầu thế kỷ 20 của người Pháp đã xác định ba nhóm kiến trúc khác nhau trong khu đền chính của Phật viện, trong đó nhóm phía trước gọi là Vihara, nghĩa là tu viện. Đây là khu vực tìm thấy đài thờ Đồng Dương ký hiệu 22.25.
Đài thờ này gồm các phiến đá lớn chạm được chạm khắc tinh xảo và ghép lại với nhau. Đáng chú ý, phía trên đài thờ có một một tượng Phật (ký hiệu 13.5) được coi là tượng Phật lớn nhất của vương quốc Chăm Pa từng được phát hiện.
Đài thờ này gồm các phiến đá lớn chạm được chạm khắc tinh xảo và ghép lại với nhau. Đáng chú ý, phía trên đài thờ có một một tượng Phật (ký hiệu 13.5) được coi là tượng Phật lớn nhất của vương quốc Chăm Pa từng được phát hiện.
Tượng được thể hiện trong tư thế ngồi trên ghế, hai tay để trên đầu gối, chân buông thẳng xuống nền, được gọi là "kiểu ngồi châu Âu", để phân biệt với kiểu ngồi xếp bàn hai chân hoặc một chân.
Tượng được thể hiện trong tư thế ngồi trên ghế, hai tay để trên đầu gối, chân buông thẳng xuống nền, được gọi là "kiểu ngồi châu Âu", để phân biệt với kiểu ngồi xếp bàn hai chân hoặc một chân.
Ở các góc đài thờ có những tượng nhỏ thể hiện hình ảnh những vị tu sĩ đang dâng hoa hoặc trầm hương cúng dường Phật. Tại đây cũng tìm thấy một số tượng các vị thần bảo vệ giáo luật của Phật (Dharmapala hay Deva).
Ở các góc đài thờ có những tượng nhỏ thể hiện hình ảnh những vị tu sĩ đang dâng hoa hoặc trầm hương cúng dường Phật. Tại đây cũng tìm thấy một số tượng các vị thần bảo vệ giáo luật của Phật (Dharmapala hay Deva).
Ở nhóm sau của khu đền chính, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những phiến đá của một đài thờ tương tự như đài thờ ở tu viện phía trước. Đài thờ này được ký hiệu 22.24.
Ở nhóm sau của khu đền chính, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những phiến đá của một đài thờ tương tự như đài thờ ở tu viện phía trước. Đài thờ này được ký hiệu 22.24.
Các bức chạm khắc trên các phiến đá của đài thờ này thể hiện cảnh sinh hoạt cung đình và một số trích đoạn về cuộc đời Phật Thích ca. Ngoài ra còn có các tượng La Hán.
Các bức chạm khắc trên các phiến đá của đài thờ này thể hiện cảnh sinh hoạt cung đình và một số trích đoạn về cuộc đời Phật Thích ca. Ngoài ra còn có các tượng La Hán.
Nhóm kiến trúc giữa chỉ còn dấu vết của chân tường, bậc thềm của một ngôi nhà nhỏ hơn tu viện ở nhóm đông. Ở khu vực này đã tìm thấy 4 pho tượng hộ pháp cao gần 2 mét.
Nhóm kiến trúc giữa chỉ còn dấu vết của chân tường, bậc thềm của một ngôi nhà nhỏ hơn tu viện ở nhóm đông. Ở khu vực này đã tìm thấy 4 pho tượng hộ pháp cao gần 2 mét.
Hơn nửa thế kỷ sau các cuộc khai quật của người Pháp, đến năm 1978, nhân dân địa phương đã đào được một pho tượng bằng đồng ở Phật viện Đồng Dương. Tượng cao 114 cm, đường nét chạm khắc tinh tế. Tượng được gọi tên là tượng nữ thần Tara hoặc Bồ tát Tara.
Hơn nửa thế kỷ sau các cuộc khai quật của người Pháp, đến năm 1978, nhân dân địa phương đã đào được một pho tượng bằng đồng ở Phật viện Đồng Dương. Tượng cao 114 cm, đường nét chạm khắc tinh tế. Tượng được gọi tên là tượng nữ thần Tara hoặc Bồ tát Tara.
Đây có thể là pho tượng đặt tại đài thờ trung tâm dâng cúng cho thần Lakshmindra Lokeshvara. Hiện tại bức tượng nữ thần Tara đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Đây có thể là pho tượng đặt tại đài thờ trung tâm dâng cúng cho thần Lakshmindra Lokeshvara. Hiện tại bức tượng nữ thần Tara đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu nhận định, khu đền tháp Đồng Dương không chỉ đánh dấu sự ra đời của một triều đại mới mà còn đánh dấu sự thay đổi trong tín ngưỡng từ việc tôn thờ thần Siva là thần bảo hộ chính (như ở di tích Mỹ Sơn) sang thờ các vị Phật và Bồ tát.
Các nhà nghiên cứu nhận định, khu đền tháp Đồng Dương không chỉ đánh dấu sự ra đời của một triều đại mới mà còn đánh dấu sự thay đổi trong tín ngưỡng từ việc tôn thờ thần Siva là thần bảo hộ chính (như ở di tích Mỹ Sơn) sang thờ các vị Phật và Bồ tát.
Sự thay đổi về nội dung cũng đi liền với sự thay đổi trong cách thể hiện nghệ thuật nếu so sánh với cách tạc tượng và trang trí hoa văn ở các tượng và tháp ở phong cách Mỹ Sơn E1.
Sự thay đổi về nội dung cũng đi liền với sự thay đổi trong cách thể hiện nghệ thuật nếu so sánh với cách tạc tượng và trang trí hoa văn ở các tượng và tháp ở phong cách Mỹ Sơn E1.
Tượng người chạm khắc trên các đài thờ và tượng ở Đồng Dương có nét cường điệu, đàn ông có khuôn mặt gần như vuông, trán thấp, lông mày rậm và giao nhau, miệng rộng, môi dày, ria mép rậm; phụ nữ có gương mặt thô và bộ ngực lớn.
Tượng người chạm khắc trên các đài thờ và tượng ở Đồng Dương có nét cường điệu, đàn ông có khuôn mặt gần như vuông, trán thấp, lông mày rậm và giao nhau, miệng rộng, môi dày, ria mép rậm; phụ nữ có gương mặt thô và bộ ngực lớn.
Hoa văn trang trí trên tường tháp và các cột trụ là những cành lá cách điệu xoắn xít, rậm rạp trông giống như những con sâu (vermicule).
Hoa văn trang trí trên tường tháp và các cột trụ là những cành lá cách điệu xoắn xít, rậm rạp trông giống như những con sâu (vermicule).
Các đặc điểm này tạo nên sự khác biệt dễ nhận thấy trong phong cách nghệ thuật và tên gọi "phong cách Đồng Dương" được dùng để chỉ tất cả những tác phẩm điêu khắc Chăm có những đặc điểm tương tự, có niên đại khoảng cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X.
Các đặc điểm này tạo nên sự khác biệt dễ nhận thấy trong phong cách nghệ thuật và tên gọi "phong cách Đồng Dương" được dùng để chỉ tất cả những tác phẩm điêu khắc Chăm có những đặc điểm tương tự, có niên đại khoảng cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X.
Hiện nay, hầu như toàn bộ khu đền tháp Đồng Dương đã trở thành bình địa do chiến tranh, thiên tai và cả tác động của con người.
Hiện nay, hầu như toàn bộ khu đền tháp Đồng Dương đã trở thành bình địa do chiến tranh, thiên tai và cả tác động của con người.
Những hiện vật được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng).
Những hiện vật được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng).
Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.

Bạn có thể quan tâm

Giải mã tổ chức tội phạm được coi là “tổ nghề” của mafia

Giải mã tổ chức tội phạm được coi là “tổ nghề” của mafia

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

Top tin bài hot nhất

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

07/07/2025 07:30
Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

07/07/2025 12:50
Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

07/07/2025 07:12
Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

07/07/2025 12:25

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status