Lạ lùng những cơ thể tự bốc cháy chưa có lời giải đáp

Câu chuyện về cơ thể tự bốc cháy là hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải đáp xác đáng. Những trường hợp như vậy đã thu hút sự chú ý từ giới khoa học.

Những cơ thể tự bốc cháy trên thế giới vẫn còn là hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải đáp xác đáng từ phía khoa học.
Bé trai sơ sinh tại Ấn Độ tự bốc cháy
Bé trai sơ sinh tại Ấn Độ Rahul đã nhập viện trong tình trạng bỏng nặng bởi ngọn lửa bùng lên từ chính cơ thể em. Mắc hội chứng hiếm gặp mà giới y khoa gọi là bốc cháy tự phát (SHC), cậu bé ba tháng tuổi, đã phải nhập viện 4 lần vì bỏng do ngọn lửa từ chính cơ thể em. Lần tự cháy đầu tiên xảy ra khi cậu bé mới 9 ngày tuổi, còn lần gần nhất xảy ra hồi đầu tháng, khiến cậu bé phải nhập viện với hàng loạt vết bỏng ở đầu, ngực và vùng bụng.
La lung nhung co the tu boc chay chua co loi giai dap
 Hiện tượng bí ẩn về bé trai sơ sinh tự bốc cháy chưa có lời giải đáp.
Bác sĩ sử dụng các thiết bị hỗ trợ sự sống để chăm sóc cậu bé kỳ lạ. Tuy nhiên, những xét nghiệm có thể rất tốn kém và họ không thể tiến hành tại Ấn Độ. Trong khi đó, cha mẹ của cậu bé chỉ là những người làm nông nghiệp, sống ở huyện Villupuram, cách thủ phủ của bang Tamil Nadu 160 km.
Bác sĩ bốc cháy trong nhà vệ sinh
Ngày 15 tháng 12 năm 1966, trong nhà vệ sinh của bác sĩ Bentley ở bang Pennsylvania, đã xảy ra một chuyện đáng sợ: Ván sàn bị cháy thủng, cạnh đó còn lại một cẳng chân người, các phần khác của cơ thể bác sĩ đều cháy hết thành tro. Mọi vật trong nhà đều không có dấu vết của một hỏa hoạn. Cảnh sát không sao hiểu được vì sao bác sĩ chết, nên đành làm biên bản nói rằng ông hút thuốc để tàn rơi vào quần áo, ngủ quên nên chết cháy, rồi bỏ qua.
La lung nhung co the tu boc chay chua co loi giai dap-Hinh-2
Hiện tượng bí ẩn về cái chết của bác sĩ tự bốc cháy trong nhà vệ sinh.
Nhưng một chuyên gia thiêu xác hỏa táng nói rằng, thiêu xác trước hết phải đưa nhiệt độ lên đến 1200oC trong 90 phút, sau đó hạ nhiệt xuống 970oC trong 60-150 phút. Đã như vậy nhưng vẫn còn tro xương, chưa thành tro tàn. Nhiệt độ của hỏa hoạn chỉ đến 800oC là cùng. Do đó, bác sỹ không thể bị cháy thành tro như vậy. Nếu bác sỹ bị ngọn lửa dữ dội thiêu cháy, các thứ trong phòng cũng sẽ không thể còn nguyên vẹn. Các nhà khoa học cho rằng, bác sĩ đã tự bốc cháy.
Người hóa thành tro tàn trên giường đệm cỏ
Năm 1673, một tài liệu y học của Italia nói rằng một người Parisian đã hóa thành tro tàn trên giường đệm cỏ, chỉ còn sót lại xương và những xương ngón tay. Điều kỳ lạ là, giường đêm lại không làm sao cả.
Chàng trai tự bốc cháy khi dạo
La lung nhung co the tu boc chay chua co loi giai dap-Hinh-3
 Chàng trai tự bốc cháy là một hiện tượng chưa có lời giải.
Ngày 25 tháng 5 năm 1985, ở London, Anh, anh Risley, 19 tuổi đang đi dạo trên phố, bỗng thấy người nóng bừng lên, rồi bốc cháy, ngực, lưng, cổ tay đều bị bỏng rát, đau đớn, đầu óc tựa như bị luộc. Anh ta nhịn đau chạy đến bệnh viện gần đó. Vì Risley trẻ tuổi, khỏe mạnh, lại được cấp cứu kịp thời nên sau vài tuần điều trị đã khỏi.

Vaccine chống COVID-19 “Made in Việt Nam” sắp được thử nghiệm trên cơ thể người

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.

Kể từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến ngày hôm nay, 9 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm bệnh, hơn 500.000 người đã thiệt mạng, Covid-19 đã có mặt tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mọi nỗ lực khống chế sự lây lan "như vũ bão" của virus đang trở nên quá mong manh.

Khoảng 35 công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tập hợp lại và chạy đua với thời gian để tạo ra một loại Vaccine ngừa Covid-19, ít nhất 4 trong số đó đã có kết quả và đã thử nghiệm thành công trên động vật. Sản phẩm đầu tiên thuộc quyền sở hữu của Công ty công nghệ sinh học Moderna, Mỹ đã chính thức có kế hoạch thử nghiệm trên người. Không nằm ngoài cuộc đua nghiên cứu chế tạo Vaccine phòng ngừa Covid-19, Việt Nam cũng đã sớm tập trung nhân lực từ những ngày đầu tiên để có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp về loại Vaccine này.

Huawei ra mắt cân điện tử Smart Body Fat Scale 3

Huawei vừa ra mắt cân điện tử Smart Body Fat Scale 3 có khả năng đo lượng mỡ trong cơ thể người và được tích hợp nhiều tính năng cực kì thông minh.

Huawei Smart Body Fat Scale 3 không chỉ cho kết quả đo chính xác mà còn có khả năng phân tích dữ liệu cơ thể người ở 14 chỉ số khác nhau. Ngoài ra, thiết bị cũng cho phép người dùng so sánh các chỉ số cơ thể của mình với những người ở cùng độ tuổi. Bạn chỉ cần kết nối wifi hoặc bluetooth là có thể xem và đo dữ liệu một cách dễ dàng.

Cơ chế hoạt động của Huawei Smart Body Fat Scale 3 dựa trên big data và công nghệ AI. Do đó nó có thể đo chính xác các thành phần quan trọng của cơ thể, ví dụ như lượng mỡ và mật độ xương của cơ thể.

Siêu dự án quét được cơ thể người tới từng tế bào

(Kiến Thức) - Đó là một "Google Map" cho cơ thể người, nơi mà chúng ta có thể đi sâu vào từng địa chỉ, là từng tế bào chứa các chi tiết phân tử bên trong đó.

    Siêu âm có thể cho phép bạn nhìn thấy những khối u, viêm, dị dạng trong phần mô mềm của cơ thể. Chụp X-quang cho phép bạn nhìn thấy những cấu trúc xương. Chụp cắt lớp CT giúp kiểm tra chi tiết những chấn thương trong não bộ. Cộng hưởng từ MRI thì có thể chụp ảnh được từng mạch máu.

    Mới nhất, kỹ thuật chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) đã có thể cho phép chúng ta nhìn thấy những thay đổi bên trong cơ thể ở cấp tế bào.

    Nhưng chúng ta vẫn thiếu một công nghệ cho phép chụp ảnh toàn bộ cơ thể. Để khỏa lấp chỗ trống này, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ đã khởi động một dự án đầy tham vọng. Chương trình Atlas Sinh học Phân tử Con người (HuBMAP) nhắm đến một nền tảng có thể quét toàn bộ cơ thể tới mức phân giải từng tế bào.

    Điều đó có nghĩa là vị trí, hoạt động sinh hóa, sự kết nối và tương tác giữa hàng nghìn tỷ tế bào có trong cơ thể bạn sẽ được ghi lại và thể hiện lên màn hình.

    Mục tiêu của dự án là xây dựng ra được một mô hình con người ở trạng thái khỏe mạnh hoàn hảo, nhà hóa phân tích Juila Laskin đến từ Đại học Purdue cho biết. Dựa trên cơ sở đó, các nhà khoa học có thể phân biệt được đâu là từng tế bào có vấn đề trên một cơ thể người bệnh.

    Sieu du an quet duoc co the nguoi toi tung te bao
    Siêu dự án với tham vọng quét được cơ thể người tới độ phân giải từng tế bào