Kỳ quái lỗ đen đặc biệt có từ trường mạnh nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Lỗ đen V404 Cygn được cho là lỗ đen đặc biệt, có từ trường mạnh nhất vũ trụ.

Nhà thiên văn học Steve Eikenberry của đại học Florida, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cùng với tiến sĩ Yigit Dallilar vừa thông tin, họ phát hiện một lỗ đen đặc biệt với khả năng phát ra từ trường siêu khủng có tên khoa học là lỗ đen V404 Cygn.
Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.
Lỗ đen V404 Cygni tương đối nhỏ, chỉ bằng 10 lần khối lượng của Mặt trời.
Điều kỳ lạ là từ trường xung quanh V404 Cygni đo được lên tới 500 gauss, đây là một con số siêu khủng, trong khi đó từ trường Trái đất chỉ khoảng 0,5 gauss, và một nam châm lạnh có từ trường dao động từ 50 đến 100 gauss.
Xem thêm video:Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và thiên hà của chúng ta - Nguồn video: Lemon Phích.
V404 Cygni đang hút chất liệu từ một ngôi sao đồng hành nhỏ hơn một chút so với mặt trời và nó đang hình thành đĩa bồi tụ, với tốc độ quay cực cao, nhiệt độ lên tới hàng triệu độ.
Ở mức năng lượng trên, các nguyên tử mất điện từ và hình thành một cột xoáy các hạt tích điện siêu khủng, từ đó tạo ra từ trường mạnh.

Khiếp đảm xem lỗ đen "chén sạch" một ngôi sao

Khi dịch chuyển quá gần cái miệng khổng lồ của lỗ đen, ngôi sao bị xé vụn thành tro bụi bởi lực hút quá lớn. Bữa ăn diễn ra trong 10 năm trước khi ngôi sao hoàn toàn biến mất.
 

Đây là “bữa ăn” lớn nhất của một lỗ đen được biết đến và lỗ đen khổng lồ đó được đặt tên XJ1500+0154, nằm trong một dải ngân hà nhỏ cách thiên hà của chúng ta khoảng 1,8 tỷ năm ánh sáng, do ba kính thiên văn X-ray phát hiện ra.

Lỗ đen “khủng” trong Dải Ngân hà gây xôn xao

(Kiến Thức) - Lỗ đen "khủng" vừa công bố nhận được sự quan tâm của giới khoa học.

Cụ thể, Kính thiên văn Event Horizon sẽ bắt tay cùng bốn Kính thiên văn lớn nhất trên thế giới sẽ đồng loạt quan sát lỗ đen "khủng" nằm trong Dải Ngân hà có tên khoa học là Sagittarius A. 
Sự kiện này bắt đầu từ 6/4 và sẽ kết thúc vào ngày 14/4/2017.