Kỳ lạ ngọn núi được trao quyền công dân

(Kiến Thức) - New Zealand vừa chính thức công nhận núi Taranaki là con người với quyền lợi hợp pháp của một công dân. Phía sau hành động tưởng chừng như kỳ quặc của chính quyền nước này là một câu chuyện thú vị.

Mới đây, New Zealand đã chính thức công nhận ngọn núi Taranaki ở bờ tây Đảo Bắc của New Zealand là con người với quyền lợi hợp pháp của một công dân.
Ngọn núi là nơi linh thiêng của bộ lạc Maori bản xứ, những người dân địa phương coi ngọn núi là tổ tiên và thành viên gia đình. Công nhận ngọn núi là con người là việc gắn kết người Maori với quê hương và là lời xin lỗi chính thức của chính phủ New Zealand vì sự chịu đựng khổ sở của người Maori trong thời gian qua.
Núi Taranaki (nguồn ảnh: internet).
Núi Taranaki (nguồn ảnh: internet).
Được trao tư cách pháp nhân, nếu ngọn núi bị ai đó phá hoại thì hành động này sẽ tương đương với việc làm hại người trong bộ tộc.
8 bộ tộc Maori địa phương và chính phủ sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ ngọn núi thiêng Taranaki.
Đây là lần thứ 3 chính quyền New Zealand trao quyền công dân cho các địa danh. Việc này được xem là giúp bảo vệ vị trí địa lý quan trọng, môi trường khỏi bị hủy hoại.
Mời quý vị xem video: Kỳ lạ ngôi làng cấm cửa cánh đàn ông
Núi Taranaki 120.000 năm tuổi là núi lửa không hoạt động có cấu trúc hoàn hảo nhất của New Zealand. Lần cuối cùng núi phun trào là vào năm 1775. Đây là kiểu núi lửa phân tầng (stratovolcano), cao 2.518 m, là một trong số những núi lửa đối xứng nhất thế giới. Núi còn có một nón thứ cấp là đỉnh Fanthams.
Taranaki cũng là nơi thu hút nhiều người leo núi nhất ở New Zealand. Hiện ngọn núi này đang bị quá tải khách tham quan.

Lỗ đen siêu lớn và thiên hà chủ không phát triển cùng nhau?

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học trước giờ cho rằng các lỗ đen siêu nặng và các thiên hà chủ của chúng tiến hóa cùng nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Họ gọi nó là "đồng tiến hóa", nhưng điều này hoàn toàn không xảy ra trong thiên hà xa xôi WISE1029.
 
 

Thông thường, các lỗ đen siêu nặng và các thiên hà chủ của chúng tiến hóa cùng nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, cùng "đồng tiến hóa", nhưng điều này hoàn toàn không xảy ra trong thiên hà xa xôi WISE1029
Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 

Thót tim xem dê núi mạo hiểm mạng sống tìm muối khoáng

(Kiến Thức) - Leo lên những vách núi đá dựng đứng đầy hiểm trở, dê núi hoang dã khiến con người thót tim khi dõi theo từng bước đi. 

Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Ý, Stefano Marsi đã chụp được những hình ảnh ấn tượng về một con dê núi hoang dã sống trên dãy Alps. Trong ảnh, con dê núi thân thiện và không hề sợ máy ảnh đồng thời nó cũng thể hiện tại trèo núi cực kỳ tài tình của mình. 

Ở vị trí của con người, nhìn thấy từng bước đi của dê núi vô cùng đáng sợ. Thậm chí tại những vách đá không có lối đi, tưởng như dê núi sẽ phải đầu hàng thế nhưng bằng cách thần kỳ nào đó, dê núi vẫn vượt qua được, khiến con người phải thót tim khi dõi theo chúng. 

Thot tim xem de nui mao hiem mang song tim muoi khoang
 

Nhiếp ảnh gia Stefano Marsi chia sẻ rằng, anh rất hạnh phúc khi có cơ hội tiếp xúc gần gũi với dê núi hoang dã trên dãy Apls. Khi được chụp ảnh, con dê đứng trước mặt anh như thể một con vật cưng, vô cùng nhẹ nhàng, hoàn toàn không giống như những động vật hoang dã khác. 

Thot tim xem de nui mao hiem mang song tim muoi khoang-Hinh-2
 

Theo tìm hiểu, loài dê thích lựa chọn vách núi chênh vênh để di chuyển là bởi chúng muốn tránh khỏi sự đe dọa của những con thú săn mồi vẫn hay rình rập ở địa hình thông thường. 

Ngoài ra, những cơn gió mạnh thổi qua vách đá trên núi thường làm bay lớp tuyết che phủ trên bề mặt và để lộ ra lớp cây cỏ chứa nhiều loại muối khoáng mà dê được đánh giá là bậc thầy leo núi ưa thích.

Thot tim xem de nui mao hiem mang song tim muoi khoang-Hinh-3
 

Dê núi được đánh giá là có khả năng leo trèo vô địch, tốt hơn nhiều lần so với các loài động vật họ mèo như hổ, báo và mèo. Sở dĩ có thể làm được điều đó là do cấu tạo cơ thể của chúng có những điểm đặc thù. Phần móng guốc chẵn được chẻ đôi thành 2 phần với các cạnh chắc chắn và cứng cáp dạng kìm giúp chúng thăng bằng cực tốt. Hơn nữa, phần đệm thịt đóng vai trò giống lớp đế cao su tăng độ ma sát, bám chắc vào những diện tích tiếp xúc dù nhỏ nhất.

Thot tim xem de nui mao hiem mang song tim muoi khoang-Hinh-4
 

Bên cạnh đó với cơ vai cực phát triển giúp thân trước khỏe vượt trội, chi sau mạnh mẽ, có sức bật tốt, dê núi có thể thực hiện những cú nhảy siêu nguy hiểm một cách chính xác, cho phép chúng leo lên đến đỉnh cao khoảng 3048 mét.

Tuy vậy, dê núi vẫn không thoát được sự đe dọa đến từ con người. Ngay từ đầu thế kỷ 19, những con dê núi hoang dã ở dãy Alps đã lọt vào danh sách những loài động vật nguy cấp cần được bảo vệ. Đến thế kỷ 20, thông qua đạo luật chống săn bắn trộm, số lượng những con dê núi dần được phục hồi. Ngày nay, số lượng dê núi hoang dã ở Alps có khoảng 20.000 cá thể.