Kuantar Alikhanov: Nhà khoa học phát triển thành công chất khử trùng cải tiến

Trước nguy cơ lây lan toàn cầu của một số bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm như dịch bệnh COVID-19, chất khử trùng cải tiến do nhà khoa học trẻ tuổi người Kazakhstan Kuantar Alikhanov phát triển được xem là giải pháp hữu hiệu giúp công tác khử trùng được thực hiện thành công.

Tại Diễn đàn quốc tế các nhà khoa học trẻ diễn ra ngày 10.09.2021 ở Almaty, Kazakhstan, Kuantar Alikhanov được vinh danh là nhà khoa học trẻ tuổi xuất sắc nhất của Cộng đồng các quốc gia độc lập năm 2021. Diễn đàn có sự tham gia của 200 nhà nghiên cứu trẻ, đại diện các trường Đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế, các cơ quan ban ngành của Kazakhstan.
Cũng tại Diễn đàn này, trong khuôn khổ triển lãm “Thành tựu khoa học của các nhà khoa học trẻ đến từ Kazakhstan”, Kuantar cùng các cộng sự của mình đã trình bày Dự án phát triển các chất khử trùng để ngăn ngừa và loại bỏ các bệnh truyền nhiễm dựa trên các hợp chất an toàn.
Kuantar Alikhanov: Nha khoa hoc phat trien thanh cong chat khu trung cai tien
 Nhà khoa học Kuantar Alikhanov. Ảnh: inform.kz. 
Nhà khoa học Kuantar Alikhanov tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Quốc gia Kazakhstan. Năm 2014, anh bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành “vệ sinh thú y”, là chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện, anh đảm nhiệm cương vị Trưởng khoa Thú y lâm sàng của Đại học Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Kazakhstan. Anh cũng là thành viên của Hội đồng Khoa học thuộc Quỹ Nursultan Nazarbayev.
Kuantar Alikhanov: Nha khoa hoc phat trien thanh cong chat khu trung cai tien-Hinh-2
Kuantar Alikhanov cùng các cộng sự. Nguồn: inform.kz. 
Theo chia sẻ của Kuantar, các chất khử trùng do ông và các cộng sự nghiên cứu nhằm mục đích phòng chống và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19. Kết quả của việc thực hiện dự án, một chất khử trùng cải tiến sẽ được phát triển, giúp tăng tính an toàn và năng suất của vật nuôi, ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, cũng như cải thiện chất lượng vệ sinh của các sản phẩm chăn nuôi.
Các chất khử trùng sinh hoạt thân thiện với môi trường sẽ được sản xuất để đảm bảo chế độ kháng khuẩn ổn định tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm. Việc sử dụng các loại thuốc này cho phép tiến hành khử trùng vào đúng thời điểm (khi cần thiết) và tối ưu hóa các điều kiện nuôi nhốt vật nuôi.
Hiệu quả diệt khuẩn của các chất khử trùng này đã được nghiên cứu trong quá trình thử nghiệm sản xuất tại các cơ sở sản xuất thịt và sữa, các khu liên hợp chăn nuôi và các cơ sở kiểm soát, giám sát thú y khác của Kazakhstan. Công trình nghiên cứu của Kuantar và cộng sự đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học hàng đầu của Kazakhstan, nhận được hàng chục bằng sáng chế.
Nhà khoa học Kuantar cho rằng, trong công tác phòng chống và loại trừ các bệnh truyền nhiễm cho người và động vật, công tác khử trùng chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống các biện pháp vệ sinh chung. Trong điều kiện hiện đại, trước nguy cơ lây lan toàn cầu của một số bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm cho toàn nhân loại như dịch bệnh COVID-19, cúm gia cầm..., công tác khử trùng ngày càng được chú trọng. Việc sử dụng các loại thuốc khử trùng có hiệu quả cao, an toàn với môi trường xung quanh sẽ khiến cho công tác khử trùng được thực hiện thành công.

Bộ não của thiên tài Einstein được "mổ xẻ" thế nào?

Sau khi cha đẻ của thuyết tương đối Albert Einstein qua đời năm 1955, một bác sĩ đánh cắp bộ não của thiên tài Einstein trong lúc khám nghiệm tử thi. Về sau, một số nhà nghiên cứu có phát hiện quan trọng về não của ông. 

Bo nao cua thien tai Einstein duoc
 Vào lúc 1h15 sáng 18/04/1955, thiên tài Einstein qua đời tại bệnh viện Princeton, Mỹ. Nguyên nhân tử vong là vì vỡ phình mạch. Sau đó, các bác sĩ tiến hành khám nghiệm tử thi cha đẻ của thuyết tương đối trước khi tiến hành tang lễ. 

Top Bác sĩ quân y huyền thoại Việt Nam: “Phù thủy” ghép tạng Lê Thế Trung

Thiếu tướng, GS.TSKH, TTND, Anh hùng LLVT Nhân dân Lê Thế Trung là người chỉ huy điều hành hoặc trực tiếp tham dự vào cả ba kỹ thuật ghép tạng tiên tiến ở Việt Nam: thận, gan và tim. Ngoài ra, ông còn là “phù thủy” trong chữa bỏng.

Những ngày này, cả thế giới đang gồng mình trước đại dịch COVID-19, Việt Nam không là ngoại lệ.
Kể từ đầu dịch tới sáng 9/9,  Việt Nam đã ghi nhận 563.676 ca mắc COVID-19, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.730 ca nhiễm).

Độc lạ những loài "thủy quái miền Tây", bán kiếm bộn tiền

Không ít loài cá độc lạ, quý hiếm và có hình dáng kỳ dị là đặc sản miền Tây nổi tiếng, giúp ngư dân "hái ra tiền".

Doc la nhung loai

Cá thòi lòi khá quen thuộc ở miền Tây. Chúng được dân nhậu cực kỳ ưa thích vì chế biến được nhiều món ngon, lạ. Thòi lòi từng được các nhà khoa học đánh giá là một trong 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh, chúng có thể sống cả trên cạn và dưới nước.

Doc la nhung loai

Hình dáng “dị” so với các loài cá thường thấy, mắt lồi như mắt ếch. Loại "thủy quái miền Tây" này chạy, nhảy kiếm mồi trên cạn dễ dàng, điều mà những loài cá khác không làm được. Khô cá thòi lòi nước lợ là một món khô đặc sản miền Tây có tiếng. Giá mỗi kg khô cá thòi lòi từ 175.000 – 400.000 đồng. Chúng trở thành nguồn lợi kinh doanh cho không ít gia đình.

Doc la nhung loai

Tuy hình dáng thuộc hàng "xấu nhất nhì", nhưng cá thòi lòi thịt ngọt thơm “ăn đứt” các loài cá khác. Hơn nữa, người dân muốn bắt được mẻ cá lớn phải đi vào ban đêm, dùng đèn soi vào mắt cá, để chúng nằm bất động, nên việc bắt cá khá vất vả. Thòi lòi mang về lột da, chế biến thêm gia vị, thêm công đoạn phơi khô cầu kỳ, vậy nên giá khô cá thòi lòi không rẻ.

Doc la nhung loai

Cá leo có trọng lượng trên 60kg từng được nhiều vùng ở miền Tây bắt được là một trong những loài cá to lớn bán rất được giá. Không ít người lùng mua cá leo để bồi bổ, tăng cường sinh lực. Tiến sĩ Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn) cho hay, cá leo là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Loại cá này thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ.

Doc la nhung loai

Loài cá leo to lớn, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch, ăn thịt động vật. Ở khu vực Biển Hồ (Campuchia) rộng lớn, ngư dân ít đánh bắt nên mới còn lại một số ít cá leo “khủng”.

Doc la nhung loai

Cá tra dầu là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài cho đến 3 mét và trọng lượng có thể đến 300 kg cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến. Ảnh người dân Đồng Tháp bắt được cá tra dầu nặng 135kg, bán với giá 50 triệu đồng (Ảnh: TP).

Doc la nhung loai

Đây là loài cá quý hiếm. Ngư dân miền Tây từng nhiều lần bắt được và bán với giá cao. Tùy vào trọng lượng của cá tra dầu, mức giá là khác nhau, dao động từ 15 – trên 50 triệu đồng.

Doc la nhung loai

Là một trong những loài “thủy quái” vì kích thước lớn, cá hô là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép. Đây cũng là một trong những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Loài cá này có thể nặng tới 300kg và rất có giá trị kinh tế. Ngư dân miền Tây từng đánh bắt được loài cá này trên sông Hậu, và bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg.

Doc la nhung loai

Nghề đi săn cá “khủng” trên sông nước miền Tây cũng vì thế xuất hiện vì giá trị kinh tế mà các loài cá bắt được mang lại. Ngư dân thường đi săn cá hô vào lúc nửa đêm, nếu may mắn, có người từng kiếm được tiền tỷ khi bắt được 2-3 con cá hô “khủng”. Tuy nhiên, nghề săn cá cũng nguy hiểm, vất vả và không phải ai cũng làm được.

Doc la nhung loai

Thi thoảng ngư dân thả lưới dính được cá huyết rồng nặng đến hơn nửa tạ, từ vùng Biển Hồ (Campuchia) theo dòng nước về An Giang, Đồng Tháp. Cá huyết rồng không chỉ đẹp mà còn là loài cá có giá trị khủng nhất châu Á. Ở nhiều quốc gia, cá huyết rồng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, do đó, giá của chúng khá đắt, khách trả hàng ngàn đôla để có được con cá huyết rồng ưng ý. Ảnh minh họa

Doc la nhung loai

Loài cá này có thể sống đến 100 năm. Mặc dù cho rằng thịt cá huyết rồng thịt rất ngon, nhưng do bán được giá (khoảng 1,5 triệu đồng/kg) nên hầu như người bắt được mang cá đi bán, người mua nuôi cá làm cảnh.

Doc la nhung loai

Cá huyết rồng còn sống, bán rất được giá hơn cả.