Kính viễn vọng NASA phát hiện thiên hà dị thường IC 10

(Kiến Thức) - Thiên hà dị thường IC 10 là thành viên của vùng không gian Local Group, một tập hợp gồm hơn 50 thiên hà trong khu vực vũ trụ bao gồm cả Milky Way, được phát hiện bởi Kính viễn vọng Hubble của NASA.

Nằm trong ranh giới của chòm sao Cassiopeia phía bắc, thiên hà dị thường này có chiều dài khoảng 5.000 năm ánh sáng.
Là một thiên hà bất thường, nó thiếu hình dạng hùng vĩ của một thiên hà xoắn ốc, cũng không phải dạng tròn hay thiên hà hình elip.
Kinh vien vong NASA phat hien thien ha di thuong IC 10
Nguồn ảnh: Phys. 
Còn được gọi là LEDA 1305, UGC 192 hay 2MASX J00201733 + 5918136, IC 10 là thiên hà starburst được biết đến gần nhất với chúng ta. Thiên hà này đang trải qua một cơn chấn động hình thành sao, nhờ một nguồn khí hydro bí ẩn đang cung cấp.
Khí này kết tụ thành các đám mây phân tử rộng lớn, sau đó ngưng tụ thành các khối phân tử nhiệt dày đặc có áp suất và nhiệt độ đạt đến đỉnh điểm, đủ đốt cháy vật liệu, tổng hợp hạt nhân để tạo ra các thế hệ sao mới.
Các ngôi sao trẻ sơ sinh của thiên hà IC 10 rất lớn và thực sự rất sáng, bao gồm các hệ thống sao nhị phân phát ra đầy tia X, có chứa các lỗ đen bên trong.
Thiên hà này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887 bởi nhà thiên văn học người Mỹ Lewis Swift, ban đầu ông đã xác định nhầm nó là một tinh vân.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện một vệt đuôi khí nóng khổng lồ, kéo dài hơn một triệu năm ánh sáng từ một cụm thiên hà khổng lồ.

Trước giờ, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.

Mặc dù các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà riêng lẻ, bên cạnh đó cũng chứa nhiều phân tử khí nóng, tạo ra tia X và vật chất tối bí ẩn không nhìn thấy được.

"Sửng sốt" thiên hà "ma" xuất hiện gần Milky Way

(Kiến Thức) - Một thiên hà mờ nhạt, hành vi quái đản xuất hiện cạnh thiên hà Milky Way gây ngạc nhiên các chuyên gia. Thiên hà ma quái có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way.

Cụ thể, mới đây Vệ tinh Gaia của Châu Âu trong quá trình thăm dò thiên hà Milky Way thì bất ngờ phát hiện một đối tượng thiên văn kỳ lạ.
Các nhà khoa học đặt tên đó là Antlia 2 (hoặc Ant 2) nằm phía sau vành đĩa Milky Way. Tuy nhiên, trong phát hiện mới nhất, thiên hà ma quái Antlia 2 có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way và bên trong chứa rất ít sao.

Khoảnh khắc vi diệu Milky Way nghiêng mình trên thuyền buồm

(Kiến Thức) - Một bức ảnh mới mô tả diện mạo của thiên hà Milky Way trên bầu trời đêm gây ngạc nhiên giới thiên văn học quốc tế. Bức tranh toàn cảnh được chụp từ Khu bảo tồn Dark Sky Alqueva ở Bồ Đào Nha.

Theo đó, vào ngày 25/1/2019, nhiếp ảnh gia thiên văn Miguel Claro đã bất ngờ chụp được bức ảnh vi diệu, mô tả một biển sao đầy màu sắc trong thiên hà Milky Way, ngả mình trên bầu trời.