Kinh ngạc phát hiện lớp sao mới lạ trong không gian

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học tình cờ phát hiện một lớp sao mới, chúng thay đổi độ sáng cứ sau 6 đến 8 phút, và biến đổi nhiều hơn bất kỳ ngôi sao nào được quan sát trước đây. 

Lớp sao mới lạ này bao gồm các ngôi sao Subdwarfs, chúng là một dạng ngôi sao dao động, với mức dao động độ sáng ở lớp ngoài của chúng giãn ra và co lại rất thất thường và diễn ra nhanh.

Subdwarfs là những ngôi sao có độ sáng và khối lượng thấp hơn các ngôi sao trung bình khác trong vũ trụ, Thomas Kupfer, tiến sĩ tại Đại học California nói với Space.com.

Kinh ngac phat hien lop sao moi la trong khong gian
 Nguồn ảnh: Phys.

"Sự thay đổi độ sáng dao động của lớp sao này lớn hơn 10%, điều chưa từng thấy ở các loại sao tương tự". Các ngôi sao thường thay đổi độ sáng ở mức 1-2%, ông nói thêm, bao gồm cả mặt trời của chúng ta.

Bốn ngôi sao trong lớp sao này có kích thước bằng một phần mười của mặt trời và rất nóng. Nhiệt độ của chúng lên tới 90.000 độ F (50.000 độ C), trong khi nhiệt độ bề mặt của mặt trời là khoảng 10.000 F (5.538 C).

Trong giai đoạn tăng trưởng, một ngôi sao Subdwarfs sẽ bắt đầu "phồng lên" trước khi trở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ. Tuy nhiên, chúng sẽ mất vỏ bọc hydro, đó là lý do tại sao chúng có nhiệt độ cao và kích thước nhỏ gọn.

Các nhà khoa học tin rằng, các ngôi sao Subdwarfs này có thể từng là một phần của hệ sao nhị phân, trong đó cứ hai ngôi sao quay quanh nhau.

Do nhiệt độ cao của chúng, có rất nhiều áp suất bức xạ trong những ngôi sao đẩy các nguyên tố nặng như sắt trồi lên bề mặt của chúng.

"Có một lớp sắt ngay gần bề mặt hơn, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường", Kupfer nói. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Sững sờ hành tinh đá nóng bỏng, có cùng lúc 3 mặt trời

(Kiến Thức) - Mới đây, các nhà khoa học Mỹ khám phá ra một hành tinh đá nóng bỏng cách trái đất chỉ 22,5 năm ánh sáng, được cho là có cùng lúc 3 mặt trời, gây bất ngờ cho giới đam mê vũ trụ toàn thế giới.

Hành tinh đá nóng bỏng, có cùng lúc 3 mặt trời nói ở đây là thành viên của một hệ 3 sao tên LTT 1445

Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.