Kinh ngạc khoảnh khắc chim cánh cụt “lao như tên lửa” ăn cá mòi

Khoảnh khắc mới lôi cuốn ghi lại cảnh một chú chim cánh cụt Gentoo đang ăn một quả bóng cá mòi khổng lồ trên vùng biển ngoài khơi Argentina.

Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Chim cánh cụt Gentoo thường kiếm ăn gần đáy biển, nhưng đoạn phim mới từ Kênh Beagle ở miền nam Argentina chứng minh cho thấy, chúng có thể ăn cá mòi ngay cả gần bề mặt nước biển nếu có cơ hội.  
Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) Argentina đã công bố khoảnh khắc và sự kiện đặc biệt này. 
Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Trong lần thăm dò mới, một nhóm nghiên cứu từ CADIC-CONICET đã gắn một chiếc máy ảnh chống thấm nước đặc biệt có tên "PenguinCam" vào một con chim cánh cụt Gentoo đực để theo dõi khoảnh khắc. 
Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Raya Rey cho biết: “Chúng tôi gắn thiết bị này chỉ trong một chuyến đi kiếm ăn của con chim cánh cụt Gentoo đực. Trong chuyến đi đó, chúng tôi đã ghi lại cảnh con vật phá đàn cá mồi hình quả bóng để ăn riêng từng con cá mà nó bắt được. 
Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Đoạn video cũng cho thấy những con chim cánh cụt đang săn mồi khác, cũng như chim cốc và chim hải âu cũng lặn tìm cá mòi của chúng từ trên bề mặt. Nghiên cứu này là một phần trong nỗ lực lâu dài của WCS và các cộng tác viên của họ, nhằm nghiên cứu nhu cầu thức ăn và không gian của chim cánh cụt để giúp bảo vệ chúng tốt hơn.  
Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Theo Andrea Raya Rey, một nhà nghiên cứu liên kết tại WCS Argentina cho biết trong một tuyên bố rằng, chim cánh cụt Gentoo là loài chim cánh cụt lớn thứ ba trong loài và cao tới 90 cm. Chúng sống quanh Nam Cực trải dài đến tận miền nam Nam Mỹ.  
Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Cũng như họ hàng của chúng - loài chim cánh cụt Adélie ((Pygoscelis adeliae) và chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor), loài chim cánh cụt Gentoo tập trung sống thành quần thể lớn lên đến 30.000 cặp cá thể.

Khám phá gây choáng loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Chim cánh cụt Rockhopper là một trong những loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới và không thể phân biệt giới tính của loài này nếu chỉ dựa vào ngoại hình.

Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi
 Chim cánh cụt Rockhopper là một trong những loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới với trọng lượng khoảng 2,3kg - 2,7kg, cao khoảng 50cm khi trưởng thành, con đực lớn hơn so với con cái. Ảnh: wikipedia.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-2
 Chim cánh cụt Rockhopper đôi mắt màu đỏ, mỏ màu cam, màng chân màu hồng, và chỏm lông màu vàng, đen và nhọn trên đầu. Ảnh: khoahoc.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-3
 Chim cánh cụt Rockhopper không thể được phân biệt giới tính chỉ dựa vào ngoại hình, mà phải phải bằng cách kiểm tra ADN từ chiếc lông vũ của nó. Ảnh: staticflickr.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-4
 Chim cánh cụt Rockhopper sống trong môi trường khắc nghiệt, có nhiều đá nên chúng không thể trượt bằng bụng như các loài cánh cụt khác, mà chúng nhảy từ nơi này đến nơi khác. Ảnh: staticflickr.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-5
 Chim cánh cụt Rockhopper là loài ăn thịt, chúng sống sót bằng cách ăn động vật biển như cua, tôm hùm, mực, cá,...Ảnh: hbw.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-6
 Chim cánh cụt Rockhopper có thể ở ngoài biển trong nhiều ngày khi đi săn. Và chúng có thể lặn sâu tới 100m trong vài phút mỗi khi tìm kiếm con mồi. Ảnh: nzbirdsonline.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-7
 Chim cánh cụt Rockhopper bố mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc con mình cho tới khi cánh cụt con được 3 tuần tuổi. Ảnh: cloudinary.

Mời quý vị xem video: Chim cánh cụt giải cứu con đầy kịch tính

Tiết lộ sốc "sinh vật ngoài hành tinh": Xuất hiện đầy ở Nam Cực!

Trong những khám phá mới đây, các nhà khoa học ở Anh đã tin rằng chim cánh cụt “có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới”. Vì vậy việc nghiên cứu chúng có thể giúp chúng ta hiểu thêm về những loài sinh vật khác đến từ những thế giới khác.

Tiet lo soc
 Nguyên nhân khiến các nhà khoa học Anh tin rằng, chim cánh cụt có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới vì tìm thấy phosphine trong phân của loài chim này.