Kinh ngạc clip bác sĩ dùng tay xoay ngôi thai ngược

(Kiến Thức) - Chỉ với hai bàn tay không, bác sĩ này đã xoay ngôi thai ngược một cách dễ dàng, giúp bà mẹ có thể sinh thường như mong muốn.

Video bác sĩ xoay ngôi thai ngược bằng tay:

Đoạn video quay lại cảnh bác sĩ dùng hai tay không với các thao tác đơn giản, chỉ 2 phút, đã xoay ngôi thai ngược về vị trí thuận.
Kinh ngạc clip bac si dùng tay xoay ngoi thai nguọc
 Bác sĩ vừa siêu âm vừa thực hiện thao tác xoay ngôi thai.
Bà mẹ Christy Rojas đến từ California (Mỹ), hiện sống ở Sydney cùng với chồng và con trai. Khi mang thai lần 2, dù thai nhi đã 28 tuần nhưng em bé trong bụng vẫn ở vị trí thai ngôi mông, nghĩa là em bé xoay phần mông (hoặc chân) hoàn toàn xuống dưới. Trường hợp này chiếm 4/100 bé khi sinh nở và không thuận lợi cho mẹ sinh thường.
Tuy nhiên, nguyện vọng của bà mẹ này là được sinh thường tại nhà nên cô đã cố gắng bằng mọi cách phải xoay ngôi thai để giảm bớt những rủi ro có thể gặp phải khi sinh con. Ở vị trí ngôi ngược khi chào đời, thai nhi sẽ rất dễ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm và thậm chí người mẹ sẽ phải sinh mổ.
Kinh ngạc clip bac si dùng tay xoay ngoi thai nguọc-Hinh-2
Bé Matisse chào đời hoàn toàn khỏe mạnh do chính tay người cha đỡ đẻ
Trước đó, để can thiệp vào ngôi thai, cô Christy đã áp dụng nhiều phương pháp như châm cứu, massage, đi bộ hy vọng có thể đảo ngôi thai nhưng để không mang lại kết quả khả quan. Sau đó, bà mẹ này đã may mắn gặp được bác sĩ Andrew Sydney Bisits, Giám đốc khoa Sản tại Bệnh viện Phụ sản Hoàng Gia, người được mệnh danh là thần thánh của các em bé sinh ngược.
Ở thai kỳ thứ 37, ông đã thực hiện phương pháp xoay chuyển ngôi thai (ECV - External Cephalic Version) chỉ bằng hai bàn tay. Phương pháp này có tỷ lệ thành công khoảng 50% nhưng vì mong ước được sinh thường tại nhà nên Christy đã rất tin tưởng vào khả năng của bác sĩ Bisits.
Kinh ngạc clip bac si dùng tay xoay ngoi thai nguọc-Hinh-3
 Hiện tại, bé Matisse đã được 2 tuổi.
Ba tuần sau đó, bà mẹ 35 tuổi đã thực hiện được nguyện vọng sinh con bằng phương pháp đẻ thường tại nhà và bé Matisse chào đời hoàn toàn khỏe mạnh do chính tay người cha đỡ đẻ.
Hiện bé Matisse đã được 2 tuổi và mới lên chức anh của một em bé 2 ngày tuổi. Lần mang thai thứ 3 của mẹ Christy không hề gặp bất cứ vấn đề thai kỳ nào cho dù trong lần thứ 2 cô đã thực hiện phương pháp xoay ngôi thai.

Trường hợp bà bầu bắt buộc phải mổ đẻ

(Kiến Thức) - Khi bà bầu từng đẻ mổ, có vấn đề về sức khỏe hay mang đa thai...là những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ.

Thai nhi quá lớn. Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ.
Thai nhi quá lớn. Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ. 

Tận mục dưa hấu chiên giòn độc lạ có 1-0-2

(Kiến Thức) - Những miếng dưa thanh ngọt, mọng nước với lớp vỏ giòn, béo tạo nên sự khác biệt có 1-0-2 của món dưa hấu chiên giòn.

Tan muc dua hau chien gion doc la co 1-0-2
 Dưa hấu chiên giòn là món ăn mới, đang gây sốt ở nhiều nước châu Âu.

10 dấu hiệu bệnh thận đã ghé thăm bạn

(Kiến Thức) - 10 dấu hiệu bệnh thận dưới đây rất dễ phát hiện, nếu bạn chú ý quan sát.

10 dau hieu benh than ghe tham ban
Mệt mỏi, khó tập trung. Đây là dấu hiệu bệnh thận dễ phát hiện nhất. Chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến tích tụ độc tố và các tạp chất trong máu. Chính điều này khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe yếu đi và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu. Việc thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi và đuối sức. 
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-2
 Khó ngủ. Khi thận không được lọc đúng cách, chất độc không được lọc qua đường tiểu mà ở lại trong máu nhiều hơn. Đây là lý do dẫn đến việc khó ngủ. Ngoài ra, bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn sau thường có nhiều tác động đến hơi thở, gây ngưng thở khi ngủ.
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-3
Da khô và ngứa. Thận khỏe giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, giữ xương chắc khỏe và duy trì đủ lượng khoáng chất trong máu. Thận yếu không thể hoàn thành nhiệm vụ thải độc tố ra khỏi cơ thể, dẫn đến nồng độ cao các chất độc trong máu. Một số độc tố kích thích da của bệnh nhân làm cho họ cảm thấy ngứa. 
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-4
 Đi tiểu nhiều. Nếu bạn cảm thấy buồn đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm thì đó là dấu hiệu của bệnh thận. Bộ lọc của thận kém làm gia tăng nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, đi tiểu thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng đường tiểu hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới.
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-5
 Đi tiểu ra máu. Thận hoạt động tốt sẽ giữ các tế bào máu trong cơ thể khi lọc thải độc tố qua đường tiểu. Ngược lại, khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Ngoài dấu hiệu cảnh báo bệnh thận, đi tiểu ra máu cũng có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hoặc sự nhiễm trùng.
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-6
 Nước tiểu có bọt. Bình thường nước tiểu có màu trắng trong và ít bọt. Nếu có bợn trắng, nhiều bọt, có mùi hôi. Đây là các dấu hiệu đầu tiên báo động cho tình trạng không tốt của chức năng thận. Nguyên nhân là do số lượng bất thường của protein trong nước tiểu. Thận hư khiến cho protein từ máu vào nước tiểu.
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-7
 Bọng mắt. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thận đã bị hư hỏng. Các protein trong máu không được lọc kỹ do thận hư đã rò rỉ vào nước tiểu.
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-8
Mắt cá chân và bàn chân sưng. Chức năng thận giảm có thể dẫn đến việc lưu giữ natri, gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở chi dưới cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề tĩnh mạch chân mãn tính. 
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-9
 Chán ăn. Đây là một dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng sự tích tụ các độc tố do suy giảm chức năng thận cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
10 dau hieu benh than ghe tham ban-Hinh-10
 Bị chuột rút thường xuyên. Chức năng thận suy giảm dẫn đến cơ thể sẽ khó kiểm soát lượng calci và phospho. Nồng độ calci và phospho thấp khó kiểm soát có thể làm tăng tình trạng chuột rút cơ bắp.