Kinh hãi "cổng địa ngục" xuất hiện ở Trung Quốc

Một khe nứt kỳ bí đã xuất hiện tại Trung Quốc khiến người dân lo ngại và gọi nó là "Cổng địa ngục".

Tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, Trung Quốc người ta phát hiện ra một khe nứt nhỏ. Điều đặc biệt là nhiệt độ ở miệng hố cao đến nỗi khi đặt một cành cây lên trên, nó lập tức bốc cháy.
Kinh hai
 Đặt một cành cây miệng khe nứt lập tức nó cháy rụi.
Hiện tượng hố/khe nứt ra từ lòng đất mà bên trong có lửa ngùn ngụt thường được gọi là hellmouth - miệng địa ngục, hay cổng địa ngục.
Urumqi được ghi vào sách kỷ lục Guinness là thành phố xa biển nhất thế giới, khoảng cách gần nhất từ nó đến biển là 2500 km.
Hiện tại nó cũng bị coi là vùng đất ô nhiễm nhất thế giới, quanh năm bị bao phủ bởi sương mù dày đặc lưu huỳnh.
Nhà địa chất học Hu Tan cho rằng, "cổng địa ngục" tại đây thực ra là miệng của một hố than dưới lòng đất khi tự động cháy gây ra. Đây cũng là ý kiến của chuyên gia về lửa Chen Long.
“Cuộc khai thác mỏ trước đây có lẽ là nguyên nhân than đá cháy sâu dưới lòng đất, người khai thác đã không lấp mỏ lại sau khi khai thác bị dừng, và dẫn đến lửa cháy lên đến bề mặt mặt đất”.
Nếu không ngăn chặn sớm ngăn chặn, miệng hố sẽ mở rộng ra, Chen Long nhận định.
Kinh hai
 Hiện tượng ở Urumqi gợi liên tưởng ngay đến "cổng địa ngục" Derweze ở Turkmenistan (ảnh).
Tọa lạc tại làng Derweze thuộc sa mạc Karakum, tỉnh Ahal, đây vốn là mỏ khí thiên nhiên. Năm 1971, trong khi tiến hành khoan thăm dò địa chất ở vùng đất này, các nhà khoa học đã khoan phải một túi khí.
Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70m. Số lượng lớn khí mêtan thoát ra từ hố Derweze đã tạo ra các vấn đề lớn về môi trường và gây tổn hại to lớn cho người dân lân cận.
Lo sợ khí độc thoát ra khỏi hố, các nhà khoa học đã quyết định đốt hố Derweze. Về mặt môi trường, việc đốt bỏ khí là giải pháp tốt nhất để khí mê tan không bay vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm.
Vào thời điểm đó, người ta mong muốn khí độc sẽ cháy hết trong vài ngày, nhưng hơn 40 năm nay nó vẫn tiếp tục cháy.

Những “cửa địa ngục” đáng sợ nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Những hố lửa khổng lồ, hay còn được biết đến với tên gọi "cánh cổng địa ngục", có mưa axit, những dòng dung nham cuồn cuộn trên bề mặt.

Hồ dung nham với sức nóng khủng khiếp của miệng núi lửa Marum, nằm trên đảo núi lửa Ambrym, thuộc quần đảo Vanuatu, nam Thái Bình Dương. Đây là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất và khó tiếp cận để khám phá nhất thế giới.
Hồ dung nham với sức nóng khủng khiếp của miệng núi lửa Marum, nằm trên đảo núi lửa Ambrym, thuộc quần đảo Vanuatu, nam Thái Bình Dương. Đây là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất và khó tiếp cận để khám phá nhất thế giới. 

Núi lửa ở Vanuatu được miêu tả giống như "cánh cửa dẫn đến địa ngục" với mưa axit, nhiệt độ cao từ những dòng dung nham cuồn cuộn trên bề mặt hay mặt đá lởm chởm, là một trong 5 địa điểm trên thế giới có hồ nham thạch liên tục.
Núi lửa ở Vanuatu được miêu tả giống như "cánh cửa dẫn đến địa ngục" với mưa axit, nhiệt độ cao từ những dòng dung nham cuồn cuộn trên bề mặt hay mặt đá lởm chởm, là một trong 5 địa điểm trên thế giới có hồ nham thạch liên tục. 

Cánh cổng tới địa ngục ở Derweze, một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc Turkmenistan. Đó là một cái hố rộng 70m, cháy rực từ hơn 40 năm nay, là kết quả của việc một nhóm các nhà địa chất học vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm.
Cánh cổng tới địa ngục ở Derweze, một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc Turkmenistan. Đó là một cái hố rộng 70m, cháy rực từ hơn 40 năm nay, là kết quả của việc một nhóm các nhà địa chất học vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm.  

Miệng hố cổng địa ngục ở Derweze nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm và chính điều đó đã giữ cho ngọn lửa cháy liên tục trong gần nửa thế kỉ.
Miệng hố cổng địa ngục ở Derweze nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm và chính điều đó đã giữ cho ngọn lửa cháy liên tục trong gần nửa thế kỉ. 

Vùng trũng Afar, Châu Phi là nơi có một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới (Erta Ale). Erta Ale được che chắn bởi dãy núi dài Afar, đông nam Ethiopia. Đây là núi lửa đang hoạt động mạnh nhất tại Ethiopia. Ngọn Erta Ale cao 613m với một trong bốn hồ dung nham còn sót lại trên thế giới.
Vùng trũng Afar, Châu Phi là nơi có một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới (Erta Ale). Erta Ale được che chắn bởi dãy núi dài Afar, đông nam Ethiopia. Đây là núi lửa đang hoạt động mạnh nhất tại Ethiopia. Ngọn Erta Ale cao 613m với một trong bốn hồ dung nham còn sót lại trên thế giới. 

Bể nham thạch đỏ rực lửa là nỗi sợ hãi của nhiều người khi chứng kiến nhưng là thách thức đầy hào hứng đối với các nhà thám hiểm sở hữu những thiết bị công nghệ cao.
Bể nham thạch đỏ rực lửa là nỗi sợ hãi của nhiều người khi chứng kiến nhưng là thách thức đầy hào hứng đối với các nhà thám hiểm sở hữu những thiết bị công nghệ cao. 

Miệng núi lửa Hekla là một trong những ngọn núi lửa hoạt động "nhiệt tình" nhất ở đất nước Iceland, nổi tiếng và được mệnh danh là "cổng địa ngục" từ thời Trung cổ. Các chuyên gia cho biết núi lửa Hekla phun trào gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng, tạo ra những trận động đất dữ dội cùng mức tàn phá vô cùng nặng nề.
Miệng núi lửa Hekla là một trong những ngọn núi lửa hoạt động "nhiệt tình" nhất ở đất nước Iceland, nổi tiếng và được mệnh danh là "cổng địa ngục" từ thời Trung cổ. Các chuyên gia cho biết núi lửa Hekla phun trào gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng, tạo ra những trận động đất dữ dội cùng mức tàn phá vô cùng nặng nề. 

Miệng núi lửa Hekla bắt đầu được biết đến như một cánh cửa địa ngục khi nó phun trào lần đầu tiên vào năm 1104. Mỗi lần phun trào, nó tạo ra một lớp bụi cao đáng sợ và bao phủ một vùng rộng lớn gần 40km, tựa như Hekla đang đưa những thứ tối tăm từ địa ngục lên trần gian.
Miệng núi lửa Hekla bắt đầu được biết đến như một cánh cửa địa ngục khi nó phun trào lần đầu tiên vào năm 1104. Mỗi lần phun trào, nó tạo ra một lớp bụi cao đáng sợ và bao phủ một vùng rộng lớn gần 40km, tựa như Hekla đang đưa những thứ tối tăm từ địa ngục lên trần gian. 

Ngọn núi lửa ở Cape Verde phun trào lần gần nhất năm 1995 và tới nay vẫn âm ỉ hoạt động. Phía bên trong lòng chảo lớn của nó, du khách có thể chiêm ngưỡng dòng nham thạch chảy.
Ngọn núi lửa ở Cape Verde phun trào lần gần nhất năm 1995 và tới nay vẫn âm ỉ hoạt động. Phía bên trong lòng chảo lớn của nó, du khách có thể chiêm ngưỡng dòng nham thạch chảy.

Thám hiểm hố địa ngục bí ẩn ở Siberia

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa thực hiện chuyến thám hiểm xuống đến đáy miệng núi lửa bí ẩn ở Siberia để tìm hiểu nguồn gốc của nó.

Nhằm khám phá bí ẩn của miệng núi lửa ở Siberia, lần đầu tiên, các nhà khoa học Siberia sử dụng thiết bị leo núi để đi sâu 16,5m xuống hố. Hình ảnh đáng chú ý này được các nhà khoa học chụp ngược từ dưới lên trên miệng núi lửa khi đang trèo xuống.
Nhằm khám phá bí ẩn của miệng núi lửa ở Siberia, lần đầu tiên, các nhà khoa học Siberia sử dụng thiết bị leo núi để đi sâu 16,5m xuống hố. Hình ảnh đáng chú ý này được các nhà khoa học chụp ngược từ dưới lên trên miệng núi lửa khi đang trèo xuống. 

Miệng hố bí ẩn này mới được phát hiện ở khu vực bán đảo Yamal, Siberia, Nga hồi tháng 7/ 2014, ở khu vực hoang vắng, và các nhà khoa học từng rất đau đầu tìm nguyên nhân hình thành chiếc hố.
Miệng hố bí ẩn này mới được phát hiện ở khu vực bán đảo Yamal, Siberia, Nga hồi tháng 7/ 2014, ở khu vực hoang vắng, và các nhà khoa học từng rất đau đầu tìm nguyên nhân hình thành chiếc hố.  

Bởi vì thời điểm này mặt đất đang đóng băng, các chuyên gia mới có thể leo vào bên trong vực thẳm lớn (ảnh) để tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu sử dụng tất cả các thiết bị thăm dò, thực hiện đo đạc. Sau đó, họ sẽ có thời gian để xử lý tất cả các dữ liệu.
Bởi vì thời điểm này mặt đất đang đóng băng, các chuyên gia mới có thể leo vào bên trong vực thẳm lớn (ảnh) để tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu sử dụng tất cả các thiết bị thăm dò, thực hiện đo đạc. Sau đó, họ sẽ có thời gian để xử lý tất cả các dữ liệu. 

Các chuyên gia của Trung tâm thăm dò Bắc Cực của Nga đã tiến hành thử nghiệm radar ở miệng núi lửa, thăm dò các tảng băng (ảnh), mặt đất, khí đốt và không khí. Họ cũng đang lên kế hoạch để khám phá khu vực xung quanh và so sánh với hình ảnh từ không gian để xác định các đối tượng.
Các chuyên gia của Trung tâm thăm dò Bắc Cực của Nga đã tiến hành thử nghiệm radar ở miệng núi lửa, thăm dò các tảng băng (ảnh), mặt đất, khí đốt và không khí. Họ cũng đang lên kế hoạch để khám phá khu vực xung quanh và so sánh với hình ảnh từ không gian để xác định các đối tượng. 

Chuyến thám hiểm (ảnh) được thực hiện trong thời tiết có nhiệt độ -11ºC (51ºF). Miệng núi lửa nằm trên giao điểm của hai đứt gãy kiến tạo.
Chuyến thám hiểm (ảnh) được thực hiện trong thời tiết có nhiệt độ -11ºC (51ºF). Miệng núi lửa nằm trên giao điểm của hai đứt gãy kiến tạo. 

Miệng núi lửa này có bề mặt rộng và lởm chởm khiến nó trông giống miệng núi lửa được hình thành sau một vụ nổ lớn.
Miệng núi lửa này có bề mặt rộng và lởm chởm khiến nó trông giống miệng núi lửa được hình thành sau một vụ nổ lớn. 

Khá nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng của những hố sâu này. Có giả thuyết cho rằng, miệng hố hình thành có liên quan đến việc khai thác nhiêu liệu hóa thạch.
Khá nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng của những hố sâu này. Có giả thuyết cho rằng, miệng hố hình thành có liên quan đến việc khai thác nhiêu liệu hóa thạch

Tuy nhiên, những hình ảnh thu được từ radar quét mặt đất trong hố cho thấy, nhiều khả năng đây là nguyên nhân tự nhiên.
Tuy nhiên, những hình ảnh thu được từ radar quét mặt đất trong hố cho thấy, nhiều khả năng đây là nguyên nhân tự nhiên. 

Nơi đây vốn là khu vực giàu khí đốt tự nhiên, bị bao phủ dưới biển cả từ 10.000 năm trước. Quá trình ấm lên toàn cầu khiến những tảng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí metan, khiến hỗn hợp nước, muối và khí phát nổ, là điều kiện gây ra vụ nổ tạo thành hố trên mặt đất.
Nơi đây vốn là khu vực giàu khí đốt tự nhiên, bị bao phủ dưới biển cả từ 10.000 năm trước. Quá trình ấm lên toàn cầu khiến những tảng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí metan, khiến hỗn hợp nước, muối và khí phát nổ, là điều kiện gây ra vụ nổ tạo thành hố trên mặt đất. 

Có 3 hố sâu ở khu vực này được phát hiện. Hố đầu tiên có chiều rộng 80 m, cách thành phố Moscow, Nga, khoảng 2.900 km về phía đông, trên một lớp băng vĩnh cửu thuộc bán đảo Yamal. Một hố khác với đường kính 15 m cũng được tìm thấy ở Yamal. Miệng hố thứ 3 có đường kính 4 m, được phát hiện cách bán đảo Taymyr hàng trăm cây số về phía đông.
Có 3 hố sâu ở khu vực này được phát hiện. Hố đầu tiên có chiều rộng 80 m, cách thành phố Moscow, Nga, khoảng 2.900 km về phía đông, trên một lớp băng vĩnh cửu thuộc bán đảo Yamal. Một hố khác với đường kính 15 m cũng được tìm thấy ở Yamal. Miệng hố thứ 3 có đường kính 4 m, được phát hiện cách bán đảo Taymyr hàng trăm cây số về phía đông.

10 hòn đảo tử thần ai nghe cũng rùng mình

Bên cạnh những hòn đảo xinh đẹp được tạo hóa ban tặng lại có những hòn đảo tử thần vô cùng đáng sợ.

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh
Dưới đây là 10 hòn đảo tử thần ai nghe cũng rùng mình. Quần đảo Farallon nằm ngoài khơi vịnh San Francisco, Mỹ là nơi trú ẩn động vật hoang dã tự nhiên. Tuy nhiên, vùng biển xung quanh các hòn đảo hoang sơ này là bãi rác thải phóng xạ hạt nhân của Mỹ trong những năm 1946 và 1970. Những nỗ lực để làm sạch khu vực này đã không thành công cũng như không biết chính xác lượng chất thải đã đổ ra, cộng với vị trí chính xác của nơi đổ chất thải phóng xạ luôn là một bí ẩn lớn. 

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-2
 Hòn đảo Vozrozhdeniya, thuộc lãnh thổ của Kazakhstan và Uzbekistan. Hòn đảo còn có tên gọi khác là đảo Rebirth. Năm 1988, chính quyền Liên Xô đã sử dụng thuốc tẩy tưới đẫm lên toàn bộ các phần liên quan đến khuẩn than. Sự việc này dẫn đến việc nguồn nước và đất của hòn đảo bị ô nhiễm. Không có gì ngạc nhiên, khi CNN gọi nơi đây là "một quả bom nổ chậm ở trung tâm của châu Á".

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-3
Đảo Enewetak Atoll, Thái Bình Dương. Hòn đảo nhiệt đới hình vòng cung này có vẻ khá xinh đẹp  nhưng nó chứa một bí mật chết người. Toàn bộ đảo san hô chính là địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại mặt đất cho Mỹ từ năm 1948 đến năm 1968. Một trong những thử nghiệm này là một quả bom hydro gấp 500 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Nơi đây chịu ô nhiễm đất và nước. Năm 1968, người dân bản địa bắt đầu quay lại sinh sống nhưng họ thường xuyên bị sảy thai và các vấn đề sức khỏe khác. 

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-4
 Bắc đảo Sentinel, Ấn Độ Dương. Bắc đảo Sentinel nằm cách đảo Smith 20 dặm về phía tây, và trong khoảng bán kính 45 dặm thuộc vịnh Bengal với cảnh quan rừng rậm vô cùng tươi tốt. Đây là nơi không có bất kì một du khách nào dừng chân. Những người dân bản địa kiên quyết chống lại bất kỳ hình thức liên lạc nào ra thế giới bên ngoài.  Họ ném giáo lên những con tàu đi lạc vào vịnh và bắn tên lửa vào máy bay trực thăng đang cố gắng ghi hình hòn đảo.

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-5
Đảo Ramree, Myanmar. Tất cả có thể nói về hòn đảo này chính là cá sấu. Nguyên nhân xuất phát từ một sự kiện đã diễn ra tại đây trong chiến tranh thế giới thứ 2. Vào đêm 19/2/1945, khoảng 1.000 lính Nhật khi rút lui đã lựa chọn đi qua các đầm lầy của Ramree. Tại đây có loài cá sấu nước mặn, được coi là loài bò sát lớn nhất trên hành tinh, đã tấn công họ. Chỉ có 20 người được tìm thấy còn sống sót. Hòn đảo này cũng là nơi trú ngụ của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm sốt rét và bọ cạp. 

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-6
Đảo Bouvet, Nauy. 90% diện tích đất tại hòn đảo được bao phủ bởi một dòng sông băng. Đây là hòn đảo xa xôi nhất thế giới và là nơi không thích hợp cho con người sinh sống. Tuy vậy đây lại là địa điểm quan trọng cho các loài chim biển đến để sinh nở và làm tổ. Với nhiệt độ trung bình là -1 độ C, tốc độ gió mạnh và địa hình khá khắc nghiệt, hòn đảo này chắc chắn không là nơi dành cho bất kì ai ngoại trừ các nhà thám hiểm.

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-7
Bjørnøya, đảo Gấu, Nauy. Trên hầu hết các bản đồ thám hiểm, hòn đảo này giống như một tiếng nổ ở giữa hư không, vì vậy du khách có thể hiểu rằng vị trí của hòn đảo là vô cùng xa từ bất cứ nơi nào. Nhìn từ xa khu vực này bao gồm những vách đá cằn cỗi, thiếu mưa vì vậy không có sự tồn tại của con người.  Bên cạnh đó, tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô Komsomolets bị đánh chìm phía tây nam của đảo, rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng khiến đảo bị ô nhiễm nghiêm trọng.

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-8
Đảo Gruinard, Scotland từng là một thị trấn nhỏ và có dân cư sinh sống. Tuy nhiên vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Anh đã mua lại thị trấn này sử dụng trong việc phát triển và thử nghiệm vũ khí sinh học, đặc biệt là bệnh than. Năm 1945, chính phủ tuyên bố vùng đất này không còn thích hợp cho con người cũng như động vật sinh sống. Đất bị từ hòn đảo đã bắt đầu ô nhiễm. 

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-9
 Đảo rắn (Ilha da Queimada Grande), São Paulo, Brazil. Địa điểm này chắc chắn sẽ là địa ngục đối với vất cứ du khách nào mang nỗi sợ về loài rắn. Cứ mỗi mét vuông trên đảo lại xuất hiện 5 con rắn không hề nhỏ một chút nào. Ilha da Queimada Grande chính là quê hương của rắn hổ lục đầu giáo vàng  và rắn hổ lục đầu vàng. Rắn hổ lục đầu giáo vàng là loài rắn nguy hiểm nhất vùng Nam Mỹ, 90% các ca tử vong do rắn độc cắn ở Brazil đều do loài rắn này gây ra.

10 hon dao tu than ai nghe cung rung minh-Hinh-10
Đảo Miyake-Jima, Nhật Bản. Đảo Miyake-jima thực sự là một nơi nguy hiểm chết người bởi ngọn núi lửa Oyama vẫn đang hoạt động với tần suất vài năm một lần. Hòn đảo nằm trên mảng kiến tạo thường xuyên thay đổi khiến lượng khí lưu huỳnh bị rò rỉ ra từ lòng đất. Tại nơi đây, một vụ phun trào xảy ra năm 1953 đã dẫn đến 31 ca tử vong. Để tồn tại, người dân phải mang mặt nạ phòng khí mọi lúc mọi nơi.