Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

10 hòn đảo tử thần ai nghe cũng rùng mình

24/06/2015 06:01

Bên cạnh những hòn đảo xinh đẹp được tạo hóa ban tặng lại có những hòn đảo tử thần vô cùng đáng sợ.

Theo Dân Việt
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Dưới đây là 10 hòn đảo tử thần ai nghe cũng rùng mình. Quần đảo Farallon nằm ngoài khơi vịnh San Francisco, Mỹ là nơi trú ẩn động vật hoang dã tự nhiên. Tuy nhiên, vùng biển xung quanh các hòn đảo hoang sơ này là bãi rác thải phóng xạ hạt nhân của Mỹ trong những năm 1946 và 1970. Những nỗ lực để làm sạch khu vực này đã không thành công cũng như không biết chính xác lượng chất thải đã đổ ra, cộng với vị trí chính xác của nơi đổ chất thải phóng xạ luôn là một bí ẩn lớn.
Dưới đây là 10 hòn đảo tử thần ai nghe cũng rùng mình. Quần đảo Farallon nằm ngoài khơi vịnh San Francisco, Mỹ là nơi trú ẩn động vật hoang dã tự nhiên. Tuy nhiên, vùng biển xung quanh các hòn đảo hoang sơ này là bãi rác thải phóng xạ hạt nhân của Mỹ trong những năm 1946 và 1970. Những nỗ lực để làm sạch khu vực này đã không thành công cũng như không biết chính xác lượng chất thải đã đổ ra, cộng với vị trí chính xác của nơi đổ chất thải phóng xạ luôn là một bí ẩn lớn.
Hòn đảo Vozrozhdeniya, thuộc lãnh thổ của Kazakhstan và Uzbekistan. Hòn đảo còn có tên gọi khác là đảo Rebirth. Năm 1988, chính quyền Liên Xô đã sử dụng thuốc tẩy tưới đẫm lên toàn bộ các phần liên quan đến khuẩn than. Sự việc này dẫn đến việc nguồn nước và đất của hòn đảo bị ô nhiễm. Không có gì ngạc nhiên, khi CNN gọi nơi đây là "một quả bom nổ chậm ở trung tâm của châu Á".
Hòn đảo Vozrozhdeniya, thuộc lãnh thổ của Kazakhstan và Uzbekistan. Hòn đảo còn có tên gọi khác là đảo Rebirth. Năm 1988, chính quyền Liên Xô đã sử dụng thuốc tẩy tưới đẫm lên toàn bộ các phần liên quan đến khuẩn than. Sự việc này dẫn đến việc nguồn nước và đất của hòn đảo bị ô nhiễm. Không có gì ngạc nhiên, khi CNN gọi nơi đây là "một quả bom nổ chậm ở trung tâm của châu Á".
Đảo Enewetak Atoll, Thái Bình Dương. Hòn đảo nhiệt đới hình vòng cung này có vẻ khá xinh đẹp nhưng nó chứa một bí mật chết người. Toàn bộ đảo san hô chính là địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại mặt đất cho Mỹ từ năm 1948 đến năm 1968. Một trong những thử nghiệm này là một quả bom hydro gấp 500 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Nơi đây chịu ô nhiễm đất và nước. Năm 1968, người dân bản địa bắt đầu quay lại sinh sống nhưng họ thường xuyên bị sảy thai và các vấn đề sức khỏe khác.
Đảo Enewetak Atoll, Thái Bình Dương. Hòn đảo nhiệt đới hình vòng cung này có vẻ khá xinh đẹp nhưng nó chứa một bí mật chết người. Toàn bộ đảo san hô chính là địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại mặt đất cho Mỹ từ năm 1948 đến năm 1968. Một trong những thử nghiệm này là một quả bom hydro gấp 500 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Nơi đây chịu ô nhiễm đất và nước. Năm 1968, người dân bản địa bắt đầu quay lại sinh sống nhưng họ thường xuyên bị sảy thai và các vấn đề sức khỏe khác.
Bắc đảo Sentinel, Ấn Độ Dương. Bắc đảo Sentinel nằm cách đảo Smith 20 dặm về phía tây, và trong khoảng bán kính 45 dặm thuộc vịnh Bengal với cảnh quan rừng rậm vô cùng tươi tốt. Đây là nơi không có bất kì một du khách nào dừng chân. Những người dân bản địa kiên quyết chống lại bất kỳ hình thức liên lạc nào ra thế giới bên ngoài. Họ ném giáo lên những con tàu đi lạc vào vịnh và bắn tên lửa vào máy bay trực thăng đang cố gắng ghi hình hòn đảo.
Bắc đảo Sentinel, Ấn Độ Dương. Bắc đảo Sentinel nằm cách đảo Smith 20 dặm về phía tây, và trong khoảng bán kính 45 dặm thuộc vịnh Bengal với cảnh quan rừng rậm vô cùng tươi tốt. Đây là nơi không có bất kì một du khách nào dừng chân. Những người dân bản địa kiên quyết chống lại bất kỳ hình thức liên lạc nào ra thế giới bên ngoài. Họ ném giáo lên những con tàu đi lạc vào vịnh và bắn tên lửa vào máy bay trực thăng đang cố gắng ghi hình hòn đảo.
Đảo Ramree, Myanmar. Tất cả có thể nói về hòn đảo này chính là cá sấu. Nguyên nhân xuất phát từ một sự kiện đã diễn ra tại đây trong chiến tranh thế giới thứ 2. Vào đêm 19/2/1945, khoảng 1.000 lính Nhật khi rút lui đã lựa chọn đi qua các đầm lầy của Ramree. Tại đây có loài cá sấu nước mặn, được coi là loài bò sát lớn nhất trên hành tinh, đã tấn công họ. Chỉ có 20 người được tìm thấy còn sống sót. Hòn đảo này cũng là nơi trú ngụ của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm sốt rét và bọ cạp.
Đảo Ramree, Myanmar. Tất cả có thể nói về hòn đảo này chính là cá sấu. Nguyên nhân xuất phát từ một sự kiện đã diễn ra tại đây trong chiến tranh thế giới thứ 2. Vào đêm 19/2/1945, khoảng 1.000 lính Nhật khi rút lui đã lựa chọn đi qua các đầm lầy của Ramree. Tại đây có loài cá sấu nước mặn, được coi là loài bò sát lớn nhất trên hành tinh, đã tấn công họ. Chỉ có 20 người được tìm thấy còn sống sót. Hòn đảo này cũng là nơi trú ngụ của giống ruồi xanh, muỗi mang mầm sốt rét và bọ cạp.
Đảo Bouvet, Nauy. 90% diện tích đất tại hòn đảo được bao phủ bởi một dòng sông băng. Đây là hòn đảo xa xôi nhất thế giới và là nơi không thích hợp cho con người sinh sống. Tuy vậy đây lại là địa điểm quan trọng cho các loài chim biển đến để sinh nở và làm tổ. Với nhiệt độ trung bình là -1 độ C, tốc độ gió mạnh và địa hình khá khắc nghiệt, hòn đảo này chắc chắn không là nơi dành cho bất kì ai ngoại trừ các nhà thám hiểm.
Đảo Bouvet, Nauy. 90% diện tích đất tại hòn đảo được bao phủ bởi một dòng sông băng. Đây là hòn đảo xa xôi nhất thế giới và là nơi không thích hợp cho con người sinh sống. Tuy vậy đây lại là địa điểm quan trọng cho các loài chim biển đến để sinh nở và làm tổ. Với nhiệt độ trung bình là -1 độ C, tốc độ gió mạnh và địa hình khá khắc nghiệt, hòn đảo này chắc chắn không là nơi dành cho bất kì ai ngoại trừ các nhà thám hiểm.
Bjørnøya, đảo Gấu, Nauy. Trên hầu hết các bản đồ thám hiểm, hòn đảo này giống như một tiếng nổ ở giữa hư không, vì vậy du khách có thể hiểu rằng vị trí của hòn đảo là vô cùng xa từ bất cứ nơi nào. Nhìn từ xa khu vực này bao gồm những vách đá cằn cỗi, thiếu mưa vì vậy không có sự tồn tại của con người. Bên cạnh đó, tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô Komsomolets bị đánh chìm phía tây nam của đảo, rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng khiến đảo bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bjørnøya, đảo Gấu, Nauy. Trên hầu hết các bản đồ thám hiểm, hòn đảo này giống như một tiếng nổ ở giữa hư không, vì vậy du khách có thể hiểu rằng vị trí của hòn đảo là vô cùng xa từ bất cứ nơi nào. Nhìn từ xa khu vực này bao gồm những vách đá cằn cỗi, thiếu mưa vì vậy không có sự tồn tại của con người. Bên cạnh đó, tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô Komsomolets bị đánh chìm phía tây nam của đảo, rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng khiến đảo bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đảo Gruinard, Scotland từng là một thị trấn nhỏ và có dân cư sinh sống. Tuy nhiên vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Anh đã mua lại thị trấn này sử dụng trong việc phát triển và thử nghiệm vũ khí sinh học, đặc biệt là bệnh than. Năm 1945, chính phủ tuyên bố vùng đất này không còn thích hợp cho con người cũng như động vật sinh sống. Đất bị từ hòn đảo đã bắt đầu ô nhiễm.
Đảo Gruinard, Scotland từng là một thị trấn nhỏ và có dân cư sinh sống. Tuy nhiên vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Anh đã mua lại thị trấn này sử dụng trong việc phát triển và thử nghiệm vũ khí sinh học, đặc biệt là bệnh than. Năm 1945, chính phủ tuyên bố vùng đất này không còn thích hợp cho con người cũng như động vật sinh sống. Đất bị từ hòn đảo đã bắt đầu ô nhiễm.
Đảo rắn (Ilha da Queimada Grande), São Paulo, Brazil. Địa điểm này chắc chắn sẽ là địa ngục đối với vất cứ du khách nào mang nỗi sợ về loài rắn. Cứ mỗi mét vuông trên đảo lại xuất hiện 5 con rắn không hề nhỏ một chút nào. Ilha da Queimada Grande chính là quê hương của rắn hổ lục đầu giáo vàng và rắn hổ lục đầu vàng. Rắn hổ lục đầu giáo vàng là loài rắn nguy hiểm nhất vùng Nam Mỹ, 90% các ca tử vong do rắn độc cắn ở Brazil đều do loài rắn này gây ra.
Đảo rắn (Ilha da Queimada Grande), São Paulo, Brazil. Địa điểm này chắc chắn sẽ là địa ngục đối với vất cứ du khách nào mang nỗi sợ về loài rắn. Cứ mỗi mét vuông trên đảo lại xuất hiện 5 con rắn không hề nhỏ một chút nào. Ilha da Queimada Grande chính là quê hương của rắn hổ lục đầu giáo vàng và rắn hổ lục đầu vàng. Rắn hổ lục đầu giáo vàng là loài rắn nguy hiểm nhất vùng Nam Mỹ, 90% các ca tử vong do rắn độc cắn ở Brazil đều do loài rắn này gây ra.
Đảo Miyake-Jima, Nhật Bản. Đảo Miyake-jima thực sự là một nơi nguy hiểm chết người bởi ngọn núi lửa Oyama vẫn đang hoạt động với tần suất vài năm một lần. Hòn đảo nằm trên mảng kiến tạo thường xuyên thay đổi khiến lượng khí lưu huỳnh bị rò rỉ ra từ lòng đất. Tại nơi đây, một vụ phun trào xảy ra năm 1953 đã dẫn đến 31 ca tử vong. Để tồn tại, người dân phải mang mặt nạ phòng khí mọi lúc mọi nơi.
Đảo Miyake-Jima, Nhật Bản. Đảo Miyake-jima thực sự là một nơi nguy hiểm chết người bởi ngọn núi lửa Oyama vẫn đang hoạt động với tần suất vài năm một lần. Hòn đảo nằm trên mảng kiến tạo thường xuyên thay đổi khiến lượng khí lưu huỳnh bị rò rỉ ra từ lòng đất. Tại nơi đây, một vụ phun trào xảy ra năm 1953 đã dẫn đến 31 ca tử vong. Để tồn tại, người dân phải mang mặt nạ phòng khí mọi lúc mọi nơi.

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Tử vi 12 cung hoàng đạo 7/7: Nhân Mã công danh gặp cản trở

Tử vi 12 cung hoàng đạo 7/7: Nhân Mã công danh gặp cản trở

06/07/2025 17:30
Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

06/07/2025 12:50
"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

06/07/2025 12:25
Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
Ngỡ ngàng cuộc sống thường nhật ở đất nước Canada

Ngỡ ngàng cuộc sống thường nhật ở đất nước Canada

06/07/2025 13:00

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status