Kiểm toán Nhà nước chuyển nhiều vụ sai phạm sang công an

Kiểm toán Nhà nước chuyển bốn vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan CSĐT để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong báo cáo vừa gửi đến Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết năm 2019 đơn vị đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 81.000 tỉ đồng, liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

Đáng chú ý, cơ quan này chuyển bốn vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan CSĐT để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Kiem toan Nha nuoc chuyen nhieu vu sai pham sang cong an
Công an cho biết đã tiếp nhận và giải quyết các sai phạm tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ảnh: VDB

Cụ thể, KTNN đã chuyển Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) đề nghị điều tra, xử lý sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam, Công ty TNHH Xây dựng Phúc Hưng và một số tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc vay, sử dụng và bảo lãnh vay vốn không đúng quy định.

KTNN chuyển Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm quy định của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội liên quan đến việc quản lý, sử dụng lô đất 2.927 m2, tại BTL 0146 ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.

Cạnh đó, KTNN cũng chuyển sai phạm của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hà Thủy (Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội chiếm 51% vốn điều lệ) về việc quản lý, sử dụng khu đất 5.644 m2 tại bán đảo hồ Đống Đa, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (TP Hà Nội) sang Cơ quan CSĐT Bộ Công an.

“Đối với hai vụ việc còn lại tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngày 12-9-2019 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có thông báo việc tiếp nhận, xem xét và giải quyết các nội dung…” - KTNN cho hay.

Ngoài ra, KTNN báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý theo quy định pháp luật dự án Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám (Ninh Bình) và dự án Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước.

KTNN cũng phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán...; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm toán để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, sai phạm cho Nhà nước. 

Lộ diện loạt ‘ông lớn’ sẽ bị kiểm toán năm 2020

(Vietnamdaily) - Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, năm 2020 số cuộc kiểm toán sẽ giảm khoảng 20% so với năm 2019.

Trong đó, đối với lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 15 cuộc kiểm toán gồm Ngân hàng Nhà nước, 3 ngân hàng thương mại, 12 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước được Kiểm toán Nhà nước lựa chọn kiểm toán có quy mô phù hợp để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2019 kết hợp với việc đánh giá công tác tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.

Lo dien loat ‘ong lon’ se bi kiem toan nam 2020
 

Kiểm toán Nhà nước: Sabeco không phải nộp 2.500 tỷ vào ngân sách

(Vietnamdaily) - Mới đây, công văn của Kiểm toán Nhà nước đã bỏ kiến nghị Sabeco phải nộp hơn 2.495 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
 

Ngày 30/12, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (H0SE: SAB) cho biết đã nhận được công văn số 1624/KTNN ký ngày 25/12/2019 của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016.

Theo nội dung công văn, Kiểm toán Nhà nước đã bỏ kiến nghị "Sabeco phải nộp vào ngân sách Nhà nước số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là 2.495.452.387.436 đồng" tại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2016 của Sabeco.

Giải mã cổ phiếu ‘họ Viettel’ sau cú sốc COVID-19

(Vietnamdaily) - Cùng với xu hướng tích cực của thị trường sau khi trải qua đà giảm điểm dài do ảnh hưởng từ COVID-19, nhiều nhóm cổ phiếu cũng bứt phá khá mạnh trong đó có nhóm cổ phiếu "họ Viettel".

Hiện có 4 doanh nghiệp "họ Viettel" đang giao dịch bao gồm Viettel Global (VGI), Viettel Post (VTP), Công trình Viettel (CTR) và Tư vấn thiết kế Viettel (VTK).

Trong vòng 2 tháng qua, nhóm cổ phiếu này cũng tăng giá hơn 40%. Cụ thể, cổ phiếu VGI đã có bước tăng giá mạnh từ 19.000 đồng/cp lên mức giá cao nhất là 30.700 đồng/cp, tức tăng 62%; cổ phiếu VTP tăng 47% từ 85.500 đồng/cp lên 126.500 đồng/cp; CTR tăng từ giá 27.300 đồng/cp lên 45.900 đồng/cp, tăng 68% hay VTK tăng 45% lên mức giá 25.700 đồng/cp.