Kịch tính quạ thông tranh cướp sỗ sàng giành bữa trưa

(Kiến Thức) - Quạ thông Á Âu được ghi nhận là biết lập kế hoạch cho các nhu cầu trong tương lai, chúng cũng để ý tới các khát khao của bạn tình khi chia sẻ thức ăn với chim mái như một phần của nghi thức tán tỉnh.

Mới đây, tại Scotland, Anh, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nghiệp dư Phil Clark ghi được những hình ảnh ấn tượng khi hai con quạ thông Á Âu đấu đá, tranh giành bữa trưa.
Kich tinh qua thong tranh cuop so sang gianh bua trua
 
Theo Phil, anh phát hiện ra hai con chim khi đang đi dạo gần khu vực đó. Chúng rất ồn ào, la hét, vỗ cánh liên tục và lao vào nhau.
Kich tinh qua thong tranh cuop so sang gianh bua trua-Hinh-2
 
Phil rất ngạc nhiên khi thấy những con chim này tranh giành thức ăn. "Những con quạ thông Á Âu rất thông minh nhưng cũng nhút nhát. Có thể chứng kiến cảnh hai con quạ thông Á Âu chiến đấu vì thức ăn là vô cùng hiếm thấy", anh nói.
Kich tinh qua thong tranh cuop so sang gianh bua trua-Hinh-3
 
Theo tìm hiểu, quạ thông Á Âu là những con chim khá coi trọng lãnh thổ. Chúng thường hét lên khi có con chim khác đến gần lãnh thổ của mình.

Mời quý vị xem video: Chim cánh cụt xăm xăm phi tới giải cứu con

Có thể ngày hôm đó, con quạ Á Âu hét lên không chỉ vì muốn tranh giành thức ăn với đồng loại, về cơ bản, nó còn muốn nói với con chim khác rằng, không nên đến gần lãnh thổ của chúng.
Kich tinh qua thong tranh cuop so sang gianh bua trua-Hinh-4
 
Được biết, quạ thông Á Âu, tên khoa học là Garrulus glandarius là một loài chim trong họ Corvidae. Tại Việt Nam nó được gọi đơn giản là quạ thông do là loài quạ thông duy nhất có mặt tại đây.
Kich tinh qua thong tranh cuop so sang gianh bua trua-Hinh-5
 
Tương tự như các loài quạ khác, quạ thông Á Âu được ghi nhận là biết lập kế hoạch cho các nhu cầu trong tương lai, chúng cũng để ý tới các khát khao của bạn tình khi chia sẻ thức ăn với chim mái như một phần của nghi thức tán tỉnh.

Hãi hùng sự thực sau khuôn mặt đẫm máu của chim điên

(Kiến Thức) - Theo nhiếp ảnh gia Michiel Oversteegen, anh rất lo lắng khi phát hiện con chim điên bị một chiếc móc câu đâm thẳng vào cánh trái. Vài ngày sau, anh lại phát hiện con chim bị thêm một chiếc móc câu móc vào phần mỏ.

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien
Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Michiel Oversteegen, 50 tuổi đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về một con chim điên bụng trắng bị tàn phá bởi chất thải của con người. Đáng nói, hình ảnh này được chụp tại hòn đảo Arbua, hòn đảo được mệnh danh là thiên đường.  

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-2
 Theo nhiếp ảnh gia Michiel Oversteegen, anh rất lo lắng khi phát hiện con chim điên bị một chiếc móc câu đâm thẳng vào cánh trái. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-3
 Vài ngày sau, anh lại phát hiện con chim bị thêm một chiếc móc câu móc vào phần mỏ, khiến nó vô cùng đau đớn, khó chịu. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-4
 Nhìn thấy cảnh tượng đó, nhiếp ảnh gia quyết tâm giúp đỡ chim điên. Cuối cùng, khi con chim điên đang nghỉ ngơi trên bờ, anh Michiel Oversteegen và hai người bạn của mình đã bắt lấy nó và gỡ móc câu, dây câu ra khỏi cánh và mỏ chim điên. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-5
 Chẳng bao lâu sau, con chim điên đã hồi phục và quay trở lại cuộc sống như thường nhật. Tuy vậy, hình ảnh đau đớn của nó đã gây được tiếng vang mạnh mẽ. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-6
Nếu như hòn đảo Arbua được mệnh danh là thiên đường đối với nhiều du khách thì những hình ảnh về con chim điên đáng thương đã khiến họ phải suy nghĩ lại. Vẫn còn rất nhiều thách thức cho những nhà hoạch định chính sách du lịch tại địa phương. 

Hai hung su thuc sau khuon mat dam mau cua chim dien-Hinh-7
Trong ảnh là chim điên sau khi được giải cứu đã trở lại cuộc sống thường nhật của mình.  

Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã. Nguồn video: VTC14



Khám phá “choáng” loài chim khéo léo và chăm chỉ bậc nhất

(Kiến Thức) - Chim dòng dọc hay chim rồng rộc được xem là khéo léo và chăm chỉ bậc nhất trong các loài chim với khả năng xây những chiếc tổ rất kỳ công. Thậm chí chúng còn được mệnh danh là “bậc thầy kiến trúc”.

Kham pha “choang” loai chim kheo leo va cham chi bac nhat
 Chim dòng dọc là một loại chim nhỏ, có hình dáng tương tự như chim sẻ và rất nhanh nhẹn. Ảnh: ytimg.
Kham pha “choang” loai chim kheo leo va cham chi bac nhat-Hinh-2
 Chim dòng dọc thường làm tổ dưới các tàu dừa, trên ngọn cây, nhất là những cây sao, hàng tràm hay ngọn đế, sậy giữa đồng. Ảnh: wp.
Kham pha “choang” loai chim kheo leo va cham chi bac nhat-Hinh-3
 Chim dòng dọc nổi tiếng với khả năng làm tổ khéo nhất, tỉ mỉ và hoàn mỹ nhất trong các loài chim. Tổ của chúng dù treo lủng lẳng trên những cành cây cao nhưng vô cùng chắc chắn. Ảnh: pnvnnuocngoai.
Kham pha “choang” loai chim kheo leo va cham chi bac nhat-Hinh-4
 Tổ của chim dòng dọc cái trông giống như một cái túi hình chuông, bụng phình ra, nối liền với một cái ống tròn có miệng trút xuống phía dưới, gọi là cửa ra vào. Ảnh: blogspot.
Kham pha “choang” loai chim kheo leo va cham chi bac nhat-Hinh-5
 Trong khi đó, tổ chim trống đơn sơ hơn, giống như một cái chuông úp ngược. Ảnh: danviet.
Kham pha “choang” loai chim kheo leo va cham chi bac nhat-Hinh-6
 Phải mất từ 15 đến 20 ngày chim dòng dọc mới xây xong một chiếc tổ, với số cỏ tranh được xé sợi làm tổ từ 1.700 đến hơn 2.000 cọng. Ảnh: vovworld.
Kham pha “choang” loai chim kheo leo va cham chi bac nhat-Hinh-7
 Sau khi chim mái ấp trứng xong và trứng đã nở thành con, cả “nhà” chim dòng dọc bay đi, bỏ lại chiếc tổ như một công trình kiến trúc hoàn mỹ. Ảnh: vtmonline.

Mời quý vị xem video: Những loài động vật biết dùng mưu kế cực đỉnh