Không được làm 3 điều này khi kỳ kinh nguyệt vừa kết thúc

Khi phụ nữ vừa mới kết thúc kỳ kinh nguyệt, để đảm bảo sức khỏe, không thể vội vàng thực hiện 3 việc sau.

Sinh hoạt vợ chồng

Có nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần sau kỳ kinh nguyệt là giai đoạn an toàn và bạn có thể “lâm trận” trong thời điểm này mà không lo mang thai. 

Tuy nhiên, mặc dù thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đã kết thúc nhưng các vết thương trong khoang tử cung vẫn chưa hoàn toàn bình phục. 

Việc giao hợp với cường độ mạnh vào thời điểm này dễ khiến nội mạc tử cung bị tổn thương trở lại và chảy máu, thậm chí ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau này, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Không được làm 3 điều này khi kỳ kinh nguyệt vừa kết thúc ảnh 1

Hơn nữa, do cổ tử cung còn mở nên nếu vệ sinh không đúng cách còn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Khám phụ khoa

Nhiều chị em đã quen với việc khám phụ khoa định kỳ, mục đích để hiểu rõ sức khỏe của cơ quan sinh sản, tránh bệnh. Tuy nhiên, không nên thực hiện khám phụ khoa ngay sau kỳ kinh nguyệt.

Bởi vì, lúc này nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ vẫn chưa hoàn toàn trở lại bình thường, cổ tử cung vẫn ở trạng thái mở. 

Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả thăm khám, các dụng cụ y tế dùng trong khám phụ khoa cũng có thể gây tổn thương thứ phát cho nội mạc tử cung, thậm chí có nguy cơ viêm nhiễm.

Vì vậy, về mặt khoa học, mọi người nên đi khám phụ khoa sau 7-10 ngày kể từ khi hết kinh.

Tập thể dục mạnh mẽ

Như đã nói ở trên, tuy đã hết kinh nhưng quá trình hồi phục của nội mạc tử cung và sự đóng lại của cổ tử cung vẫn cần một thời gian để phục hồi, và chức năng miễn dịch của phụ nữ lúc này tương đối kém.

Nếu thực hiện các bài tập thể dục thể thao gắng sức trong thời điểm này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của nội mạc tử cung, dẫn đến hiện tượng ra máu ít sau kỳ kinh, ra máu không đều, thậm chí có triệu chứng đau bụng.

Vì vậy, khoa học cho rằng vào cuối kỳ kinh, chị em nên tập các bài thể dục nhịp điệu tương đối nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… đều là những lựa chọn tốt.

Đừng “đánh đồng” dung dịch vệ sinh phụ nữ với các chất tẩy rửa cơ thể

Sản phẩm vệ sinh phụ nữ là dung dịch có chứa hóa chất, nhưng dành riêng cho vệ sinh vùng kín, tuyệt đối không được “đánh đồng” DDVSPV với các chất tẩy rửa cơ thể như sữa tắm, dầu gội…

Trao đổi với phóng viên Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS.BS Nguyễn Duy Tài chuyên khoa Sản, phụ khoa, Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) cho biết, việc chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ (DDVSPN) phù hợp rất quan trọng, vì sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe vùng kín. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với thành phần, tính chất và công dụng khác nhau, cần tìm hiểu kỹ xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Lưu ý đến các thông tin độ pH của dung dịch, tính sát khuẩn, các hương liệu và tinh chất đi kèm để không gây kích ứng và tổn thương vùng kín, đồng thời không làm mất cân bằng pH môi trường âm đạo.

Dung “danh dong” dung dich ve sinh phu nu voi cac chat tay rua co the
Siêu âm khám sản phụ khoa tại bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) (nguồn - BV Hùng Vương)

Không ân ái nhưng luôn viêm nhiễm, cô gái sốc khi biết lý do

Qua hỏi han, bác sĩ La phát hiện nữ bệnh nhân tuy vệ sinh sạch sẽ, chăm giặt đồ nhưng lại có thói quen đặt giấy vệ sinh lên phía trên thùng rác nên liên tục viêm nhiễm phụ khoa.

Viêm đường tiết niệu là vấn đề của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo thống kê, có từ 20 đến 50% chị em bị tái đi tái lại, viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần.
Bác sĩ La Giai Âm - một bác sĩ gia đình người Trung Quốc đã chia sẻ về trường hợp đặc biệt mà cô mới gặp trên chương trình truyền hình chuyên về sức khoẻ, thu hút được sự quan tâm chú ý của mọi người.

Nhịn uống 4 loại nước này khi “đến tháng”, tử cung sạch và khỏe

Khi đến kỳ kinh nguyệt, khả năng miễn dịch của phụ nữ sẽ suy giảm, giai đoạn này tốt nhất là kiêng 4 loại nước sau, nếu không thì tác hại cực lớn, ảnh hưởng lâu dài.

1. Nước đá
Khi đến kỳ kinh nguyệt, khả năng miễn dịch của phụ nữ sẽ suy giảm, giai đoạn này sợ lạnh nhất, một khi cái lạnh xâm nhập rất dễ gây âm hàn tử cung.