Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tubingen ở Đức đã làm phép so sánh các tế bào máu của những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 với những người không mắc bệnh.
Nghiên cứu của họ, được công bố tại máy chủ Reseach Square trước khi in, cho thấy 81% trong số 185 người không mắc bệnh mà họ đã xét nghiệm có phản ứng tế bào T với SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh gây ra COVID-19.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, phản ứng miễn dịch này có liên quan đến sự phơi nhiễm trước đó với các vi-rút Corona cảm lạnh thông thường.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta thấy phơi nhiễm với cảm lạnh thông thường có liên quan đến khả năng kháng COVID-19, cũng như có sự suy đoán rằng đây là một trong những lý do tại sao trẻ em và người trẻ dường như miễn dịch nhiều hơn với căn bệnh này so với người lớn tuổi.
Ngài John Bell, Giáo sư Y khoa Hoàng gia, Đại học Oxford đã nói với Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Thượng viện Anh vào tháng trước rằng những người trẻ tuổi có thể có các tế bào T “giúp họ có một số năng lực bảo vệ chống lại mầm bệnh này”.
Hai nghiên cứu được công bố vào tháng trước cũng cho thấy các tế bào T rất quan trọng trong việc chống lại COVID-19 ở cả những người bị nhiễm và không bị nhiễm, với việc phơi nhiễm với các vi-rút Corona trước đó là một yếu tố quan trọng.
Nghiên cứu này của Đức cũng chỉ ra rằng, những người mắc bệnh nhẹ cũng có phản ứng tế bào T, từ đó cho thấy, trong khi các tế bào T có thể không ngăn chặn được sự mắc bệnh, chúng có khả năng giúp người ta chỉ bị mắc bệnh nhẹ mà thôi.
Phản ứng tế bào T này đã được quan sát thấy ở các chủng vi-rút Corona khác như Mers và Sars, trong đó khả năng miễn dịch tăng cao đã được chứng minh là vừa hỗ trợ phục hồi vừa tạo sự bảo vệ lâu dài chống lại căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết, những phát hiện này cũng giúp giải thích lý do tại sao một số người tin rằng họ mắc bệnh vì họ đã trải qua các triệu chứng kinh điển như khó thở, mệt mỏi và mất vị giác, khứu giác lại có kết quả xét nghiệm âm tính với kháng thể.
Theo các nhà nghiên cứu, sự hiểu biết ngày càng tăng về vai trò của các tế bào T trong việc chống lại COVID-19 cũng sẽ hỗ trợ sự phát triển của vắc-xin, phương pháp điều trị và chẩn đoán loại bệnh này.
Nghiên cứu cho thấy, phản ứng của các tế bào T mạnh hơn không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, có nghĩa là các phương pháp điều trị phản ứng mạnh sẽ không làm cho bệnh nặng thêm.
Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền học của Đại học London, người không tham gia vào công trình nghiên cứu trên, đăng trên Twitter rằng đây là một nghiên cứu rất thú vị và việc phát hiện ra khả năng miễn dịch tế bào T trước đó là "tin tốt".
Kháng thể COVID-19 chỉ tồn tại 8 tuần trong cơ thể người mắc
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người bị nhiễm COVID-19 đã nhanh chóng phát triển các kháng thể, nhưng các kháng thể này cũng giảm đi mau lẹ theo thời gian.
Nghiên cứu diện hẹp mới được công bố ngày 18/6 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy điều này đúng với những người trải qua các triệu chứng COVID-19 và cả những người không có triệu chứng.
Chỉ 8 tuần sau khi hồi phục sau nhiễm COVID-19, 40% người không có triệu chứng thấy kháng thể của họ giảm xuống mức không thể phát hiện. Và trong thời gian 8 tuần, 13% số người có triệu chứng cũng bị giảm các kháng thể trong máu của họ xuống mức không thể phát hiện.
 |
Chỉ 8 tuần sau khi hồi phục sau nhiễm COVID-19, 40% người không có triệu chứng thấy kháng thể của họ giảm xuống mức không thể phát hiện. |