Khoai lang đứng đầu danh sách thức ăn giúp kéo dài tuổi thọ

Khoai lang đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như kiểm soát tiểu đường, tăng cường sức khỏe miễn dịch do loại thực phẩm này chứa lượng beta-carotene và chất xơ cao.

Khoai lang dung dau danh sach thuc an giup keo dai tuoi tho

Không phải tất cả loại carb đều có hại cho cơ thể. Khoai lang chứa loại carb giúp bạn sống lâu hơn. Ảnh: Japan Centre.

Carb bị mang tiếng xấu trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, không phải loại carb nào cũng giống nhau. Trong khi carbs tinh chế (có thể khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến) ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, các loại carbs khác có thể có thể kéo dài tuổi thọ.

Carbs phức tạp, lành mạnh được cơ thể tiêu hóa chậm hơn, khiến bạn vừa kiểm soát được cân nặng trong thời gian ngắn vừa tăng cường sức khỏe tổng thể về lâu dài.

Khoai lang chứa rất nhiều carbs phức tạp, do đó, loại thực phẩm này xếp vị trí đầu tiên trong danh sách thức ăn giúp bạn kéo dài tuổi thọ.

Tăng cường sức khỏe của mắt

Giống cà rốt, khoai lang cũng chứa beta-carotene, một sắc tố thực vật khiến chúng có màu cam sáng.

Jennifer Bruning, chuyên gia dinh dưỡng cho người lớn tuổi, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, nói cơ thể sử dụng beta-carotene để tạo ra vitamin A, chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do và sửa chữa tổn thương mắt.

Khoai lang dung dau danh sach thuc an giup keo dai tuoi tho-Hinh-2

Khoai lang chứa beta-carotene nên nó có khả năng duy trì sức khỏe đôi mắt. Ảnh: Shutterstock.

Mặc dù việc bảo vệ sức khỏe của mắt là điều cần thiết ở mọi giai đoạn của cuộc đời, điều này đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi. Học viện Nhãn khoa Mỹ (AAO) cho biết khi già đi, bạn có nguy cơ mắc một số bệnh về mắt cao hơn.

Hỗ trợ đường ruột

Khoai lang cung cấp chất xơ. Nếu bạn ăn cả vỏ, cơ thể thậm chí còn nhận được lượng chất xơ lớn hơn.

Chuyên gia Bruning cho biết chất xơ giúp di chuyển chất thải qua cơ thể trong khi vẫn bảo vệ ruột kết. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều ăn không đủ chất xơ.

Khoai lang dung dau danh sach thuc an giup keo dai tuoi tho-Hinh-3

Lượng chất xơ trong khoai lang rất cao mà chất xơ lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ruột. Ảnh: A couple cooks.

Cô Bruning chia sẻ: “Hơn 90% người Mỹ bị thiếu chất xơ. Khi bạn già đi, bạn càng dễ bị táo bón hơn. Đó là lý do việc bổ sung chất xơ rất quan trọng".

Cô nói thêm không chỉ mỗi chất xơ trong khoai lang có lợi cho đường ruột, vitamin A trong loại củ này cũng giúp ích trong việc duy trì niêm mạc ruột và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của đường ruột.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm.

Theo một bài báo đăng vào 9/2018 trên tạp chí Y học lâm sàng, biểu mô là một loại mô cơ thể lót đường hô hấp và ruột, nó đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể trước mầm bệnh. Beta-carotene (tiền chất của vitamin A) trong khoai lang lại là chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ biểu mô.

Cô Bruning nói chất xơ trong khoai lang thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh, nơi chứa hầu hết hệ thống miễn dịch của con người. Một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ có thể giúp bạn đẩy lùi bệnh tật và sống lâu hơn.

Duy trì sức khỏe tim mạch

Katie Dodd, chuyên gia dinh dưỡng làm việc với người lớn tuổi, cho biết, khoai lang cung cấp nhiều kali hơn chuối.

Cô ấy giải thích: “Kali hỗ trợ nhiều chức năng trong cơ thể bao gồm điều hòa chất lỏng và huyết áp. Điều đó rất quan trọng vì huyết áp cao khiến tuổi thọ ngắn hơn".

Khoai lang dung dau danh sach thuc an giup keo dai tuoi tho-Hinh-4

Khoai lang chứa kali, chất giúp điều hòa huyết áp. Ảnh: Shutterstock.

Theo cô Bruning, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang cũng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Giống huyết áp cao, cholesterol cao có thể cản trở quá trình lão hóa khỏe mạnh.

Trên thực tế, mức cholesterol cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết 2 bệnh này được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người Mỹ trưởng thành.

Giúp kiểm soát tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể khuyên hạn chế khoai tây trắng. Theo trường Y tế Công cộng Harvard T.H.Chan, khoai tây trắng có tải trọng đường huyết cao, nghĩa là nó khiến lượng đường trong máu và insulin tăng giảm đột ngột. Loại củ này cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim.

Tuy nhiên, bạn không cần loại bỏ khoai lang khỏi thực đơn hàng ngày dù bạn bị tiểu đường. Ngược lại, khoai lang còn hỗ trợ bạn kiểm soát tiểu đường.

Khoai lang dung dau danh sach thuc an giup keo dai tuoi tho-Hinh-5

Khác với khoai tây, khoai lang không làm lượng đường huyết tăng giảm đột ngột mà còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Ảnh: Shutterstock.

Chuyên gia Bruning nói: "Chất xơ và chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong khoai lang góp phần kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nếu bạn ăn một lượng hợp lý. Lý do là hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa đường huyết tăng cao và giúp bạn no lâu hơn".

Cách tốt nhất để chế biến khoai lang

Khoai lang chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng nếu bạn nấu khoai quá chín, lượng beta-carotene trong khoai lang sẽ bị mất.

Để giữ lại phần lớn beta-carotene, bạn có thể làm theo một số mẹo nấu ăn sau:

  • Giữ nguyên vỏ: Chuyên gia Dodd nói nấu khoai lang cả vỏ giúp bạn giữ được nhiều beta-carotene hơn.
  • Luộc khoai thay vì nướng: Cô Bruning cho biết khoai lang luộc giữ được beta-carotene nhiều nhất so với các phương pháp nấu ăn khác.
  • Rút ngắn thời gian nấu nướng: Hạn chế thời gian nấu nướng sẽ giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng.
  • Kết hợp với chất béo lành mạnh: Theo cô Bruning, ăn khoai lang với nguồn chất béo lành mạnh có thể tăng cường quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng như beta-carotene.
  • Tuy nhiên, những người thích khoai lang nướng hơn cũng không cần quá lo lắng. Chuyên gia Bruning nói: “Hãy nhớ rằng khoai lang có hàm lượng beta-carotene rất cao. Nếu một lượng nhỏ bị mất đi trong quá trình nấu nướng, lượng beta-carotene còn lại vẫn đủ cho cơ thể".

    Không nên ăn khoai lang sống vì cơ thể hấp thụ nhiều beta-carotene từ thực vật nấu chín hơn là ăn sống.

    * BTV đã đặt lại tiêu đề bài viết.

    Mối liên hệ giữa khoai lang và khả năng ngừa ung thư

    Các chất chống oxy hóa trong khoai lang góp phần ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày.

    Theo Healthline, khoai lang có nhiều chất xơ, giúp bạn luôn cảm thấy no. Ngoài ra, loại thực phẩm này có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol. Khoai cũng rất giàu beta-carotene, kali, mangan, vitamin C, E, B6 và B5.

    Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang sống gồm 86 calo, 1,6g chất đạm, 20g tinh bột, 4g đường, 3g chất xơ, 0,1g chất béo.

    Moi lien he giua khoai lang va kha nang ngua ung thu

    Khoai lang là loại thực phẩm dân dã có nhiều tác dụng với sức khỏe. Ảnh: Gardenerspath

    Với thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang được mệnh danh là siêu thực phẩm mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát hoặc tránh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và giảm thị lực. Một số bằng chứng cho thấy khoai có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư.

    Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, mặc dù một số loại thực phẩm có ích, nhưng không một loại nào có thể tự ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn với nhiều loại rau củ quả giàu chất dinh dưỡng, như khoai lang, có thể hạn chế sự phát triển ung thư trong cơ thể.

    Khoai lang được cho có tác dụng giảm nguy cơ ung thư phần lớn nhờ chất chống oxy hóa. Anthocyanin được tìm thấy trong khoai lang tím, làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và ung thư vú.

    Ngoài ra, nhiều nghiên cứu nhận định carotenoid, một loại chất chống oxy hóa khác có trong khoai, giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, thận và vú.

    Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thế giới về Tiêu hóa cho thấy protein trong khoai lang ức chế sự phát triển của ung thư đại trực tràng.

    Bạn có thể muốn ăn khoai lang mỗi ngày vì vị ngọt tự nhiên nhưng bạn không cần phải làm vậy để tận dụng các đặc tính chống ung thư của loại củ này. Các chuyên gia đề xuất nên chọn khẩu phần nhỏ, ăn hai hoặc ba lần một tuần. Khi bạn định ăn khoai tây chiên, hãy đổi thành khoai lang.

    Tuy nhiên, khoai lang có nhiều carbohydrate. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường, khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng đột biến. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn khoai.

    Khoai lang có thể bảo quản trong thời gian dài (1-2 tuần) nếu được để ở nơi khô ráo, thoáng khí. Không để khoai trong tủ lạnh trừ khi chúng đã được chế biến chín.

    Khoai lang và khoai tây cùng chứa lượng nước, carb, chất béo và protein tương tự nhau. Tuy nhiên, khoai lang có lượng đường và chất xơ cao hơn. Cả hai đều là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào, nhưng khoai lang chứa nhiều beta carotene mà cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A.

    Hải Dương: Người đàn ông 53 tuổi bị sát hại tại nhà

    Người đàn ông 53 tuổi trú tại phường Ngọc Châu (TP Hải Dương) được phát hiện tử vong tại nhà với nhiều vết thương. Nghi phạm đã đến cơ quan công an đầu thú.

    Thông tin ban đầu, khoảng hơn 7h sáng 7/5, người dân phát hiện một người đàn ông tử vong tại số nhà 18, ngõ 1 Ngọc Uyên, phường Ngọc Châu (TP Hải Dương). Ngay sau đó, thông tin vụ việc được báo đến cơ quan chức năng.

    Ăn thịt gà có nên bỏ da?

    Da gà cung cấp nhiều calo, chất béo hơn so với phần thịt nhưng không quá chênh lệch.

    Một số người cho rằng, da gà chứa nhiều chất béo và cholesterol nên có thói quen bóc bỏ da khi ăn.

    Trên thực tế, khẩu phần 100g da gà cung cấp khoảng 450 calo, 20g protein và 40g chất béo. Bạn cũng sẽ nhận được 8% lượng sắt khuyến nghị hằng ngày và một lượng nhỏ canxi, kali, cùng với 82g cholesterol.

    Trong khi đó, 100g ức gà không da cung cấp 110 calo, 23g protein, 1,24g chất béo và 58mg cholesterol.

    Những con số trên chỉ ra, hàm lượng cholesterol trong da gà không đặc biệt cao. “Trong phần lớn các món, tôi nấu gà còn da. Cách làm đó giúp thịt mềm hơn”, đầu bếp người Mỹ Ina Garten chia sẻ.

    An thit ga co nen bo da?

    Mọi người không nên ăn quá nhiều da gà. Ảnh minh họa: Yum

    Da gà có hại không?

    Không phải tất cả các chất béo đều tác động tới cơ thể như nhau. Theo Health Digest, da gà chủ yếu chứa các chất béo không bão hòa, đặc biệt giàu axit béo không bão hòa đơn như những chất có trong dầu ô liu.

    Trường Y Harvard lưu ý, nguồn chất béo như vậy giúp cải thiện lipid máu và sức khỏe tim mạch. Omega-3, omega-6 và các axit béo không bão hòa đa khác cũng có lợi.

    Lớp da của gà nấu chín kỹ cung cấp một lượng nhỏ chất béo bão hòa. Trường Y Harvard giải thích rằng chất béo bão hòa có thể không gây hại như người ta từng nghĩ. Phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ chỉ ra, lượng chất béo bão hòa trong da gà không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

    Bạn lưu ý rằng da gà không có hàm lượng cholesterol cao hơn đáng kể so với hầu hết các loại thịt. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến mức cholesterol trong máu ở những người khỏe mạnh.

    Ăn vừa đủ để nhận được các tác dụng

    Giàu protein và chất béo lành mạnh, da gà là lựa chọn tốt hơn thịt chế biến sẵn và thức ăn nhanh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần ăn ở mức hạn chế.

    Trước hết, chất béo có lượng calo nhiều gấp đôi so với protein hoặc carb. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một gram chất béo, bất kể loại nào, cung cấp 9 calo; protein và carbohydrate cung cấp 4 calo mỗi gram.

    Cách bạn nấu gà cũng rất quan trọng. Chiên làm tăng hàm lượng chất béo trong thực phẩm, bổ sung thêm nhiều calo vào chế độ ăn uống. Hơn nữa, thực phẩm chiên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, béo phì và các bệnh khác.

    Ví dụ, 100 ức gà có da chiên chứa khoảng 268 calo, 17g chất béo và 8,5g carb. Trong khi đó, khi chuyển sang nướng, các chỉ số lần lượt là 165 calo, 3,6g chất béo và hầu như không có carb.

    Nói chung, bạn hoàn toàn có thể ăn da gà miễn là không quá mức. Bạn nên nướng hoặc luộc thịt thay vì chiên. Chuyên gia dinh dưỡng Rebecca Lewis nói với Women's Health: "Cách nấu gà lành mạnh nhất là luộc chín".

    Nước sốt và nước chấm có thể làm tăng đáng kể lượng calo vì vậy bạn nên hạn chế. Các đầu bếp sử dụng thảo mộc và gia vị, chẳng hạn như gừng, để tăng thêm hương vị.