Khánh Hòa: Giám sát chặt 4 trường hợp nghi cúm A H1N1

(Kiến Thức) - Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa đã triển khai khu cách ly các trường hợp này tại Khoa Truyền nhiễm và Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc.

Bệnh nhân Bo Bo Thị Xuất, một trong bốn người nghi nhiễm cúm A H1N1, đang điều trị cách ly Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Bệnh nhân Bo Bo Thị Xuất, một trong bốn người nghi nhiễm cúm A H1N1, đang điều trị cách ly Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. 
Đồng thời đã chuẩn bị đầy cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế như: thuốc, trang thiết bị y tế cho nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân, trang thiết bị máy móc. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đã được tập huấn và đã có kinh nghiệm trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân cúm qua đợt dịch cúm A(H1N1) trước đó vào năm 2009. 
Qua đây cũng đề nghị người dân hết sức bình tĩnh, vì nhiễm cúm A (H1N1) từng xảy ra dịch, nhưng nay bệnh này được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo xem như cúm thông thường. Tuy nhiên, người dân không nên chủ quan, khi thấy có triệu trứng như ho, sốt…nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Để hạn chế tối đa và phòng ngừa trước các ca nhiễm cúm A (H5N1), người dân không nên giết mổ các loại gia cầm đã chết, hoặc không rõ nguồn gốc.
Khu điều trị cách ly Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Khu điều trị cách ly Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. 
Bác sĩ Phạm Đình Chi, Trưởng Khoa Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc cho biết, hiện bệnh nhân Huỳnh Thanh Tuấn, người xác định nhiễm cúm A (H1N1) trước đó vẫn đang được điều trị đặc biệt tại phòng cách ly của bệnh viện. Bốn bệnh nhân khác có biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm, hiện được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đợi kết quả từ Trung tâm nghiên cứu y khoa nhiệt đới của Đại học Oxford tại TP Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Nha Trang. 

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

(Kiến Thức) - Bệnh sởi nguy hiểm bởi có những biến chứng rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Viêm mũi và họng: ban đầu viêm long ở mũi sau đó viêm mủ, loét ở lỗ mũi và môi trên. Hay gặp viêm họng đỏ hoặc có kèm giả mạc mủn. Cả hai biến chứng này có thể làm nổi hạch dưới hàm và cổ, ít khi hóa mủ hoặc gây viêm tai giữa.
 Viêm mũi và họng: ban đầu viêm long ở mũi sau đó viêm mủ, loét ở lỗ mũi và môi trên. Hay gặp viêm họng đỏ hoặc có kèm giả mạc mủn. Cả hai biến chứng này có thể làm nổi hạch dưới hàm và cổ, ít khi hóa mủ hoặc gây viêm tai giữa. 

Trưởng ban thú y bị nhiễm cúm A H5N1

(Kiến Thức) - Trưởng ban thú y phường Ngô Mây (TP Kon Tum) sau khi tiếp xúc với gia cầm nhiễm cúm A H5N1 đã có triệu trứng mắc loại vi rút này.

Thông tin từ cơ quan chức năng TP Kon Tum ngày 12/2 cho biết, sau khi chị Lường Thị Hiên (37 tuổi), trưởng ban y tế phường Ngô Mây đến gia đình ông Phan Thanh Long, ngụ tại tổ 4, phường Ngô Mây, lấy mẫu xét nghiệm trên đàn gà về nhà thì cơ thể bỗng trở nên mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, có nhiều dấu hiệu của người bị nhiễm cúm từ gia cầm.
Chị Hiên được gia đình chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum để khám và điều trị.
Nhiều địa phương trong cả nước đã xuất hiện cúm A H5N1
 Nhiều địa phương trong cả nước đã xuất hiện cúm A H5N1

Phát hiện ca Cúm A H1N1 đầu tiên tại Khánh Hòa

(Kiến Thức) - Một bệnh nhân nam đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa được xác định dương tính với vi rút cúm A H1N1.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.