Kháng sinh Ciforkid bao bì thân thiện trẻ em nhưng bên trong là thuốc "độc"?

(Kiến Thức) - “Khi cầm một gói kháng sinh cho trẻ em - bao bì có chữ Kid, có hình trái dâu - nhưng bên trong nó chứa thuốc “độc” thì mong các mẹ cảnh giác và không tự ý cho con dùng”, DS Huỳnh Tính khuyến cáo.

Mới đây trên trang Facebook cá nhân, dược sĩ Huỳnh Tính chia sẻ thông tin cảnh báo của tài khoản “Nhi TW. BS Khiêm” với hình ảnh gói thuốc Ciforkid 250 dạng bột pha hỗn dịch uống và lời cảnh báo: “Một lần nữa kêu gọi và tha thiết mong các bậc phụ huynh… có lần nào đó những đứa trẻ của chúng ta bị/được kê gói kháng sinh này để uống điều trị Nhiễm trùng hô hấp tại cộng đồng, thì xin các bác hãy vứt nó đi giúp tôi. Từ tận đáy lòng xin được cảm ơn các bố mẹ rất rất nhiều”.
DS Huỳnh Tính giải thích lý do có cảnh báo của tài khoản Bs Khiêm, và khuyến cáo các mẹ nên cảnh giác: “Khi cầm một gói kháng sinh cho trẻ em (có chữ Kid, có hình dâu và dang gói thì liên tưởng ngay đến trẻ em) nhưng bên trong nó chứa thuốc “độc” thì mong các mẹ cảnh giác và không tự ý mua cho con mà luôn hỏi bác sĩ chuyên khoa và xin các thầy thuốc nương tay, cân nhắc khi kê toa”.
Khang sinh Ciforkid bao bi than thien tre em nhung ben trong la thuoc
 Khuyến cáo của tài khoản "Nhi TW. BS Khiêm"
Trao đổi với Kiến Thức, DS Huỳnh Tính cho biết, kháng sinh Ciprofloxacin được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, tuy nhiên Ciprofloxacin vẫn được cân nhắc sử dụng trong nhi khoa trong một số trường hợp vi khuẩn kháng thuốc khác và một số nhiễm khuẩn không điển hình. Bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn khi không còn lựa chọn khác thay thế. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ chỉ lựa chọn khi thật cần thiết.
"Điều đáng nói là việc sử dụng kháng sinh ở ta còn khá bừa bãi. Mặc dù đã có qui định kháng sinh bắt buộc chỉ bán theo đơn, thậm chí trên gói thuốc Ciforkid cũng có dòng chữ “thuốc bán theo đơn”, nhưng thực tế là người bệnh vẫn có thể mua kháng sinh này cũng như bất cứ loại kháng sinh nào khác từ các nhà thuốc mà không cần đơn. Vì vậy, rất mong các mẹ thận trọng khi dùng thuốc cho con, tuyệt đối không thể tuỳ tiện", DS Huỳnh Tính chia sẻ.
Theo tìm hiểu, FDA từng cảnh báo về kháng sinh fluoroquinolone và nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng lên gân, cơ, khớp, dây thần kinh và hệ thần kinh trung ương và nhiều phản ứng có thể xảy ra trên cùng một bệnh nhân. Theo đó, tên gọi phổ biến của các sản phẩm có chứa fluoroquinolone gồm Ciprofloxacin (Cipro), Moxifloxacin (Avelox), Levofloxacin, Norfloxacin và Ofloxacin.
Do các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, FDA khuyến cáo fluoroquinolon cần được dự trữ để sử dụng trên nhưng bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác đối với các chỉ định viêm xoang nhiễm khuẩn, đợt bùng phát nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn và nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp do nguy cơ vượt trội lợi ích của thuốc trên những bệnh nhân này. Đối với một số nhiễm khuẩn nặng khác, FDA khẳng định lợi ích của fluoroquinolon vẫn vượt trội nguy cơ và có thể được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân.
Bộ Y tế Canada cũng tăng cảnh báo đối với loại kháng sinh fluoroquinolone do có liên quan với nhiều tác dụng phụ kéo dài, hoặc gây mất năng lực cơ thể trong một số trường hợp hiếm gặp.
Những nghiên cứu mới cho thấy ngoài những tác dụng phụ nêu trên, dòng kháng sinh fluoroquinolone còn có thể gây tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và hệ thần kinh trung ương (như chứng lo âu, chóng mặt hoặc rối loạn tiền đình).
Thuốc kháng sinh phổ rộng ciprofloxacin chứa thành phần độc hại fluoroquinolone phá hủy ADN trong tế bào, phá vỡ sự trao đổi năng lượng trong ty thể và ngăn chặn sự phát triển của tế bào nên chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

Ciprofloxacin thường được chỉ định dùng trong trường hợp: viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm phổi, xơ nang, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm họng, nhiễm trùng thận và tiết niệu (viêm bàng quang, viêm bể thận), nhiễm trùng các cơ quan vùng chậu và cơ quan sinh dục (viêm tuyến tiền liệt, lậu, chlamydia), nhiễm trùng khoang bụng, bao gồm dịch tả và thương hàn. Nó cũng có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng vết thương, bỏng, áp xe, viêm khớp nhiễm trùng và bệnh than.


7 đặc sản Hà Nội "bất ngờ" lên báo nước ngoài

(Kiến Thức) - Trang tin du lịch Seriouseats.com kể tên và đánh giá cao 7 món ăn đặc sản Hà Nội vô cùng hấp dẫn khiến khách du lịch ăn một lần nhớ mãi.

7 dac san Ha Noi

Bún cá: Món đặc sản Hà Nội này gồm thành phần chính là bún gạo và cá chiên giòn ăn kèm với nhiều loại rau thơm và gia vị. Nước dùng từ xương lợn hầm ngọt ngào có màu đỏ của cà chua chín khiến món ăn tăng thêm sự hấp dẫn. Thực khách có thể lựa chọn bánh đa khô hoặc sợi miến thay cho bún gạo khi gọi món.

7 dac san Ha Noi
Sữa chua cà phê: Người Hà Nội rất yêu thích tụ tập cà phê với bạn bè. Sữa chua cà phê là một món ăn độc đáo, vượt qua những quy tắc ẩm thực thông thường và khiến không ít du khách bất ngờ. Ngoài ra, người Việt cũng rất yêu thích sữa chua nếp cẩm, nguyên liệu chính từ sữa chua tự làm và một loại xôi nếp có màu tím lên men.
7 dac san Ha Noi
Chè con ong: Đây là món ăn vặt đặc biệt của ẩm thực Hà thành. Nó làm từ xôi gạo nếp nấu với gừng và đường thắng thành vị caramel, rắc thêm ít hạt vừng và đậu phộng. Vị thơm, ngọt kết hợp với gừng cay nồng, thơm nức rất hấp dẫn.
7 dac san Ha Noi
Phở cuốn: Người Hà Nội dùng 1 lớp bánh tráng mỏng như sợi phở bọc hỗn hợp thịt bò băm và rau thơm tươi, dưa góp muối chấm với nước mắm chua ngọt. Phở cuốn rất được người Hà Nội cũng như du khách yêu thích vì kết cấu và hương vị cân bằng, rất dễ ăn.
7 dac san Ha Noi
Gà tần: Dù không nhận được nhiều thiện cảm của du khách nhưng món ăn này lại cực thơm ngon bổ dưỡng. Những con gà tần úp ngược trong những chiếc lon, cùng với các loại gia vị không mấy bắt mắt, nhưng hương vị lại ngon tuyệt vời.
7 dac san Ha Noi
Xôi xéo: Một trong những món ăn quen thuộc ở Hà Nội. Xôi nấu từ gạo nếp với màu vàng của nghệ được phủ lên 1 lớp đậu xanh nghiền nhuyễn, hành phi, thịt, xúc xích hoặc trứng chiên. Nhiều bạn trẻ có thói quen ăn xôi xéo vào bữa sáng uống kèm với 1 ly sữa đậu nành mát lạnh.
7 dac san Ha Noi
Bún chả được du khách nước ngoài xếp hạng là “món ăn hấp dẫn nhất Hà Nội mọi thời đại”. Bún gạo được cắt ra đĩa, chấm vào bát nước mắm pha sẵn với thịt lợn ba chỉ và chả viên nướng. Việc pha thêm các gia vị như tỏi băm, quất, ớt, dấm tỏi,... vào bát nước chấm sẽ khiến món ăn này “bùng nổ” vị giác và khiến du khách vô cùng thích thú. Ảnh: Seriouseats.

Mô tả video

Bí quyết giữ nhan sắc không tuổi của Người đẹp Tây Đô

(Kiến Thức) - Không phải đơn giản mà Việt Trinh vẫn giữ được nhan sắc bất biến với thời gian. Ngoài tập luyện thì ăn chay được xem là một trong những bí quyết giữ nhan sắc không tuổi của “Người đẹp Tây Đô”.

Việt Trinh từng được đánh giá là một tuyệt sắc giai nhân của thế hệ người đẹp ảnh lịch cuối thế kỷ trước. Cho đến bây giờ, sau hơn 20 năm, dù đã bước sang độ tuổi U50, cô vẫn được là một người đẹp vẫn giữ nhan sắc không tuổi đáng ngưỡng mộ. Và bí quyết đó chính là ăn chay trường.
Bi quyet giu nhan sac khong tuoi cua Nguoi dep Tay Do
Sau 20 năm, Việt Trinh vẫn giữ nhan sắc trẻ trung xinh đẹp.

Là người theo đạo Phật, Việt Trinh thường xuyên ăn chay. Đây cũng là cách đơn giản giúp chị duy trì sắc đẹp cũng như tinh thần thư thái, nhẹ nhàng. Tuy nhiên ăn chay cũng cần có phương pháp và thực đơn hợp lý nếu không muốn cơ thể bị suy nhược vì thiếu chất.

Việt Trinh cho biết bí quyết giảm cân của mình không có gì cao siêu. Theo nữ diễn viên, điều quan trọng nhất là giữ cho tinh thần thoải mái khi đang giảm cân. Chẳng hạn, thay vì nói không với các món chiên xào, chị chuyển từ dầu ăn công nghiệp sang dùng dầu ô liu... Khi đi cà phê cùng bạn bè, chị chọn thức uống không đường, không kem và thường là nước ép trái cây hay sinh tố để giữ gìn vẻ tươi trẻ cho làn da. Nguyên tắc khi đi ăn uống bên ngoài của chị là không gọi món chiên, nướng, béo và ngọt, gọi nhiều món rau và ít món mặn để không phải ăn cơm nhiều.

Bi quyet giu nhan sac khong tuoi cua Nguoi dep Tay Do-Hinh-2

Có thời điểm, "người đẹp Tây Đô" sáng nào cũng mặc áo mưa và chạy bộ 90-120 phút quanh nhà để giảm cân.