Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Khám phá vùng đất cổ với những ngôi làng hoang vắng

24/09/2020 15:22

Ba ngôi làng ở Dagestan, thuộc vùng núi North Caucasus từng có nhiều dân cư sinh sống, nhưng theo thời gian, người dân bỏ đi để lại nơi đây hoang tàn, vắng vẻ. 

Theo Giao thông
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Làng Gamsutl: Trước tiên đó là làng Gamsutl, nằm ở độ cao 1.400 m trên đỉnh núi Gamsutlmeer, hay còn gọi là "Machu Picchu Dagestan". Ngôi làng ma bị bỏ hoang này được cho là có niên đại 2.000 năm, nằm xung quanh một pháo đài.
Làng Gamsutl: Trước tiên đó là làng Gamsutl, nằm ở độ cao 1.400 m trên đỉnh núi Gamsutlmeer, hay còn gọi là "Machu Picchu Dagestan". Ngôi làng ma bị bỏ hoang này được cho là có niên đại 2.000 năm, nằm xung quanh một pháo đài.
Theo Blog du lịch Nga, dân số ở làng Gamsutl tăng lên qua nhiều thế kỷ. Nơi này trước đây có khoảng 300 ngôi nhà, có cửa hàng, trường học, bưu điện, bệnh viện. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1950, ngày càng có nhiều người bắt đầu rời làng để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở những nơi khác. Cư dân cuối cùng ở đây qua đời vào năm 2015.
Theo Blog du lịch Nga, dân số ở làng Gamsutl tăng lên qua nhiều thế kỷ. Nơi này trước đây có khoảng 300 ngôi nhà, có cửa hàng, trường học, bưu điện, bệnh viện. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1950, ngày càng có nhiều người bắt đầu rời làng để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở những nơi khác. Cư dân cuối cùng ở đây qua đời vào năm 2015.
Ngày nay, du khách có thể đến làng Gamsutl bằng một chuyến leo núi kéo dài 1 tiếng, thông qua một con đường rất hẹp.
Ngày nay, du khách có thể đến làng Gamsutl bằng một chuyến leo núi kéo dài 1 tiếng, thông qua một con đường rất hẹp.
Melanie Smith (London), người đã đến làng Gamsutl vào tháng 5 năm 2019 viết về nơi này trên trang cá nhân của mình rằng: “Có rất ít khách du lịch ở Gamsutl. Tôi phải nói rằng, đó là một trong những nơi đẹp nhất mà tôi từng ghé thăm ở miền núi. Con đường đến nơi này quanh co, lên xuống băng qua những ngọn núi tuyệt đẹp, phong cảnh là sự pha trộn của Utah, Arizona, New Zealand và Morocco”.
Melanie Smith (London), người đã đến làng Gamsutl vào tháng 5 năm 2019 viết về nơi này trên trang cá nhân của mình rằng: “Có rất ít khách du lịch ở Gamsutl. Tôi phải nói rằng, đó là một trong những nơi đẹp nhất mà tôi từng ghé thăm ở miền núi. Con đường đến nơi này quanh co, lên xuống băng qua những ngọn núi tuyệt đẹp, phong cảnh là sự pha trộn của Utah, Arizona, New Zealand và Morocco”.
Làng Kakhib: Gần Gamsutl có một ngôi làng khác cũng bị bỏ hoang là Kakhib, nơi này cực kỳ đẹp, được nguỵ trang hoàn toàn trong những vách đá và mang tới cho Melanie những bức ảnh cực kỳ ấn tượng.
Làng Kakhib: Gần Gamsutl có một ngôi làng khác cũng bị bỏ hoang là Kakhib, nơi này cực kỳ đẹp, được nguỵ trang hoàn toàn trong những vách đá và mang tới cho Melanie những bức ảnh cực kỳ ấn tượng.
Làng Kakhib đẹp nhất trong ánh chiều tà, mặc dù phải quan sát đôi chân khi di chuyển, nhưng Melanie phải công nhận rằng cảnh sắc nơi này khiến cô không thốt thành lời.
Làng Kakhib đẹp nhất trong ánh chiều tà, mặc dù phải quan sát đôi chân khi di chuyển, nhưng Melanie phải công nhận rằng cảnh sắc nơi này khiến cô không thốt thành lời.
Vì ngôi làng cheo leo trên vách núi, lại heo hút nên ít người dám một mình tự đi khám phá mọi thứ ở đây.
Vì ngôi làng cheo leo trên vách núi, lại heo hút nên ít người dám một mình tự đi khám phá mọi thứ ở đây.
Làng Koroda: Bên cạnh đó, giữa Gamsutl và Kakhib là một ngôi làng trên đỉnh núi bị bỏ hoang khác tên là Koroda, nhưng Melanie đã không ghé đến đó trong chuyến phiêu lưu của mình. Giống như Kakhib, có rất ít thông tin về Koroda.
Làng Koroda: Bên cạnh đó, giữa Gamsutl và Kakhib là một ngôi làng trên đỉnh núi bị bỏ hoang khác tên là Koroda, nhưng Melanie đã không ghé đến đó trong chuyến phiêu lưu của mình. Giống như Kakhib, có rất ít thông tin về Koroda.
Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2018, hãng tin Ruptly của Đức đã quay được một số cảnh bằng máy bay không người lái về những ngôi làng không có người ở tại đây. Theo mô tả trên video, Koroda được bao quanh bởi những vách đá Caucasus hiểm trở, cao 1.500 so với mực nước biển.
Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2018, hãng tin Ruptly của Đức đã quay được một số cảnh bằng máy bay không người lái về những ngôi làng không có người ở tại đây. Theo mô tả trên video, Koroda được bao quanh bởi những vách đá Caucasus hiểm trở, cao 1.500 so với mực nước biển.
Thông qua video, người ta thấy được làng Koroda được xây dựng tại điểm giao nhau giữa 2 con suối trên đỉnh núi, ước tính vào giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Công nguyên. Theo ghi chép địa phương, vào thời Trung cổ, Koroda là nơi lúc nào cũng nhộn nhịp, nhưng khi dân làng chuyển đến khu định cư mới, mọi thứ dần bị bỏ hoang và dần bị thu hẹp lại.
Thông qua video, người ta thấy được làng Koroda được xây dựng tại điểm giao nhau giữa 2 con suối trên đỉnh núi, ước tính vào giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Công nguyên. Theo ghi chép địa phương, vào thời Trung cổ, Koroda là nơi lúc nào cũng nhộn nhịp, nhưng khi dân làng chuyển đến khu định cư mới, mọi thứ dần bị bỏ hoang và dần bị thu hẹp lại.
Dagestan bị Nga sáp nhập vào năm 1813, hoàn toàn bị kiểm soát vào năm 1877 nhưng trở thành nơi tự trị vào năm 1921. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Dagestan đã bị tàn phá bởi các cuộc tấn công, chiến tranh liên quan đến Hồi giáo và các băng nhóm tội phạm. Hiện tại, Dagestan không được khuyến khích cho khách du lịch ghé đến vì nhiều lý do.
Dagestan bị Nga sáp nhập vào năm 1813, hoàn toàn bị kiểm soát vào năm 1877 nhưng trở thành nơi tự trị vào năm 1921. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Dagestan đã bị tàn phá bởi các cuộc tấn công, chiến tranh liên quan đến Hồi giáo và các băng nhóm tội phạm. Hiện tại, Dagestan không được khuyến khích cho khách du lịch ghé đến vì nhiều lý do.

Bạn có thể quan tâm

Hé lộ nền văn minh bí ẩn có trước cả đế chế Inca

Hé lộ nền văn minh bí ẩn có trước cả đế chế Inca

Bí ẩn hàng trăm đốt sống người xâu chuỗi trên cọc sậy

Bí ẩn hàng trăm đốt sống người xâu chuỗi trên cọc sậy

Giải mã tổ chức tội phạm được coi là “tổ nghề” của mafia

Giải mã tổ chức tội phạm được coi là “tổ nghề” của mafia

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Top tin bài hot nhất

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

07/07/2025 07:30
Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

07/07/2025 12:50
Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

07/07/2025 07:12
Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

07/07/2025 12:25

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status