Khám phá thú vị về cách mật ong hình thành

Những chú ong không hề tạo ra mật. Mật ong mà chúng ta biết chính là mật hoa sau khi đã được những chú ong tổng hợp, hút và lọc nước.

Mật ong là gì?
Mật ong là một dung dịch do ong làm ra từ mật hoa, giống như đường đặc, có vị ngọt. Cấu tạo của mật ong bao gồm đường Fructoza và Glucoza, nước, dầu và một loại enzim đặc biệt.
Mật ong là một dung dịch do ong làm ra từ mật hoa.
 Mật ong là một dung dịch do ong làm ra từ mật hoa.
Quá trình hình thành mật ong
Một đàn ong hoặc tổ ong bao gồm một ong chúa, hàng trăm con ong mật đực, và hàng ngàn con ong thợ – là những con ong cái vô sinh, có nhiệm vụ lấy mật ở hoa, tạo sáp, xây dựng tổ và làm mật để nuôi sống những con ong khác.
Những chú ong mật sử dụng mật hoa để tạo ra mật. Mật hoa có chứa tới gần 80% nước và một số loại đường phức tạp. Bước đầu tiên trong quá trình làm mật được bắt đầu khi những chú ong bay từ cây hoa này sang cây hoa khác để “thu thập” mật hoa. Chúng sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt của mình. Loài ong có hai cái dạ dày – một chiếc dạ dày dùng để dựng mật hoa gọi là dạ dày mật ong và một chiếc dạ dày thông thường dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày mật ong có thể chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một chú ong.
Các chú ong phải cần đến khoảng từ 100 đến 1500 bông hoa mới làm đầy được chiếc dạ dày của mình. Sau đó, chúng sẽ trở về tổ và sẽ chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở nhà. Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa từ những chú ong mật nói trên vào miệng của mình, sau đó sẽ “nhai” mật hoa trong vòng khoảng nửa tiếng, trong thời gian đó, enzim trong miệng sẽ chuyển hoa các loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản vì thế nó sẽ vừa dễ tiêu hoá hơn vừa giảm khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn trong quá trình cất giữ. Những chú ong sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà tại đó nước trong mật hoa sẽ bị cô cạn và mật hoa sẽ biến thành một chất xi-rô đậm đặc hơn. Những chú ong dùng những chiếc cánh của mình để làm khô mật hoa. Ngay khi mật đủ đặc, những chú ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một cái nút sáp ong. Mật ong được dự trữ và ăn dần. Trong một vòng một năm thì một con ong sẽ tạo ra được khoảng 55-91kg mật.
Cần phải bay hết 88.000km và dùng đến hết 2 triệu bông hoa để tạo ra 500g mật ong. Một tổ ong bình thường có thể tạo ra 27-45kg một năm.
Mật ong có khá nhiều màu sắc.
 Mật ong có khá nhiều màu sắc.
Loài ong tuy nhỏ bé, nhưng cuộc sống của chúng cũng rất phức tạp và có bao điều thú vị. Loài sinh vật này không những tạo ra mật ngọt cho đời mà còn rất có ích đối với ngành nông nghiệp và đối với việc cung cấp thức ăn cho chúng ta. Khi những chú ong đi tìm mật chúng thường chuyển phấn hoa (dính trên chân chúng) từ những cây đực sang cây cái và hiện tượng này gọi thụ phấn trong sinh học.

Chuyện lạ hôm nay: Sở hữu giác quan thứ 6, nữ sinh cứu sống người

(Kiến Thức) - Nhờ "giác quan thứ 6" mạnh mẽ và sự dũng cảm của mình, cô nữ sinh đại học có tên Kanazaki Masaki, ở Osaka, Nhật Bản đã thành công cứu được một ông lão 71 tuổi thoát khỏi cái chết cận kề. 

Câu chuyện xảy ra tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Một nữ sinh đại học nhờ giác quan thứ 6 của mình đã cứu được một người đàn ông 71 tuổi.
Cụ thể, ngày hôm đó, cô nữ sinh Kanazaki Masaki đang cùng mẹ đứng chờ xe thì gặp người đàn ông cao tuổi đi ngang qua. Với giác quan nhạy cảm của mình, Kanazaki Masaki nhận thấy ông lão có vấn đề, và đột nhiên quay sang nói với mẹ: "Ông cụ kia có khả năng sẽ gặp nguy hiểm".

Rợn người cảnh cheo leo giữa vách đá kiếm mật ong

Những người thợ săn ong phải neo mình trên vách đá dựng đứng cao hàng chục mét để lấy mật ong ở Nepal rất nguy hiểm.

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong
 Cảnh tượng gây thót tim khi người thợ săn ong phải neo mình trên vách đá cao hàng chục mét để lấy mật ong.

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-2
Việc lấy mật ong không chỉ là một ngành mưu sinh mà còn là một hoạt động văn hóa cổ xưa, ước tính vào khoảng năm 13.000 trước công nguyên. Riêng ở đất nước Nepal, lấy mật ong là một nghề nguy hiểm nhưng lại là một yếu tố không thể thiếu hình thành nên nền văn hóa của đất nước này từ hàng nghìn năm qua.

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-3
Nepal là vùng đất sinh sống của loài ong mật lớn nhất thế giới có tên gọi là Apis laboriosa. Đặc điểm cư trú của loài ong này là chúng không làm tổ trên các loại cây mà lựa chọn các vách đá cao hàng chục mét để xây dựng tổ của mình. 

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-4
Để lấy được tổ ong này, họ phải kết hợp thành từng nhóm, sử dụng các loại thang dây tự chế làm nơi neo mình ở độ cao hàng chục mét đầy nguy hiểm. Theo người dân Nepal, các loài ong nói chung thường rất dị ứng với khói nên trước khi lấy tổ, họ thu gom cây rừng để đốt lửa, quạt khói xông cho ong bỏ tổ bay đi. 

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-5
Sau đó, người thợ lành nghề mới đu thang dây, sử dụng công cụ đặc biệt để cắt lấy các tổ ong này.

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-6
Thành phẩm lao động được đưa xuống cho những người bên dưới. 

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-7
Để lấy được những tảng sáp đầy mật như vậy, họ phải đối diện với sự nguy hiểm nhiều khi đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. 

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-8
Sau một ngày đi lấy mật, từng tốp thợ gùi những mảng sáp ong đầy mật về điểm tập kết. 

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-9
Để lấy được những phần mật như vậy, họ mất từ hai đến 3 giờ đồng hồ. Tuy là một nghề chính trong cuộc sống nhưng mỗi năm chỉ có hai mùa lấy mật ong. 

Ron nguoi canh cheo leo giua vach da kiem mat ong-Hinh-10
Thành quả sau một ngày lao động đầy nguy hiểm trên các vách núi của dãy Himalaya.