Lỗ đen đưa con người đến các hệ sao khác thế nào?

(Kiến Thức) - Các lỗ đen bí ẩn trong vũ trụ được biết đến với năng lượng mạnh mẽ. Nghiên cứu mới cho thấy, năng lượng như vậy thực sự có thể giúp con người đi từ hệ mặt trời của chúng ta sang hệ mặt trời khác. 

Du lịch giữa các vì sao cho đến nay vẫn là một khái niệm xa vời bất chấp những tiến bộ mới nhất trong công nghệ vũ trụ. Hành trình như vậy sẽ đòi hỏi chi phí cao đáng kể, thời gian và nhiên liệu cực kỳ nhiều.
Nhưng đối với David Kipping, người đứng đầu phòng thí nghiệm Cool Worlds của Đại học Columbia, việc đi từ hệ thống sao này sang hệ thống khác có thể là một thực tế với sự trợ giúp của các lỗ đen.
Ông cho rằng một con tàu vũ trụ có thể sử dụng lực hấp dẫn của lỗ đen để đạt tốc độ đáng kinh ngạc du hành không gian.
Lo den dua con nguoi den cac he sao khac the nao?
Nguồn ảnh: Space. 
Trong nghiên cứu của mình, Kipping đã đề xuất luận thuyết được đưa ra bởi nhà vật lý lý thuyết Freeman Dyson vào những năm 1960. Ý tưởng là sử dụng lực hấp dẫn cực mạnh từ các ngôi sao nhị phân để tàu vũ trụ nhận được sự gia tăng đáng kể về vận tốc.
Mở rộng khái niệm của Dyson, Kipping cho biết các lỗ đen có thể mang lại những cú bắn trọng lực mạnh hơn qua sóng hấp dẫn phát ra từ nó. Ông cho biết, có 100 triệu lỗ đen trong thiên hà Milky Way và chúng có thể phát tín hiệu sóng hấp dẫn mạnh.
Kipping muốn sử dụng các lỗ đen nhị phân cho việc di chuyển giữa các vì sao, hệ mặt trời. Ông giải thích rằng, các lỗ đen nhị phân xuất hiện như những chiếc gương khổng lồ phản chiếu nhau, phát sóng hấp dẫn tương tác với vận tốc rất cao.
Khai thác nguồn năng lượng lớn như vậy sẽ cho phép tàu vũ trụ du hành không gian dễ dàng mà không cần tốn quá nhiều nhiên liệu, năng lượng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

"Địa hình não" kỳ lạ là một bí ẩn trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - NASA chia sẻ một hình ảnh sao Hỏa mới, nhưng thay vì là phong cảnh màu cam bụi bặm của Hành tinh Đỏ, đó lại là một cảnh tượng khác thường hơn nhiều, là địa hình dạng não có nhiều nếp gấp kỳ quái.

Hình ảnh này được chụp trên sao Hỏa, tại vùng Protonilus Mensae, chụp bằng thiết bị trên tàu vũ trụ thám hiểm sao Hỏa (MRO). MRO đang hoạt động như một phần của nhiệm vụ MRO của NASA.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Khi nào thì thiên hà Milky Way đâm vào Andromeda?

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới cho thấy, thiên hà Milky Way của chúng ta sẽ tồn tại lâu hơn một chút so với các dự đoán trước giờ. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi một số ngôi sao trong thiên hà Milky Way và Andromeda, xem cách chúng có thể tương tác.

Theo nghiên cứu mới, dựa trên các quan sát của tàu vũ trụ Gaia, Châu Âu, vụ va chạm quái vật giữa thiên hà Milky Way và thiên hà xoắn ốc Andromeda sẽ xảy ra khoảng 4,5 tỷ năm nữa, lâu hơn so với 3,9 tỷ năm như những nhận định trước đây đưa ra.

"Phát hiện này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà phát triển và tương tác ở hiện tại và tương lai", nhà khoa học của dự án Gaia Timo Prusti cho biết trong một tuyên bố.

NASA "tóm gọn" những lỗ đen cực dị, khó bắt

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tại Đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, có hàng trăm lỗ đen hạng trung có thể ẩn nấp trong các lõi thiên hà nhỏ.

Những lỗ đen cỡ trung bình này nổi tiếng là khó nắm bắt, nghiên cứu chúng có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn cách một số lỗ đen lớn nhất trong vũ trụ ban đầu hình thành như thế nào, theo một tuyên bố từ NASA.
Phần lớn các lỗ đen trung bình nặng khoảng một trăm và vài trăm nghìn lần khối lượng của mặt trời.