Khám phá choáng về ba ngôi sao giàu tính hóa học

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đã tiến hành quan sát quang phổ của ba ngôi sao hóa học đặc biệt (CP) là HD 188041, HD 111133 và HD 204411. Kết quả những quan sát này cho thấy các thông số cơ bản và trạng thái tiến hóa của bộ ba ngôi sao dạng CP.

Các ngôi sao CP là những ngôi sao có lượng kim loại dồi dào, do đó thể hiện các vạch quang phổ có cường độ mạnh nhất định. Một số sao CP được quan sát thấy có từ trường mạnh hơn các sao loại A hoặc B.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôi sao CP rất khó khăn, chủ yếu là do thành phần hóa học dị thường trong khí quyển của chúng, đòi hỏi các kỹ thuật phân tích đặc biệt.
Kham pha choang ve ba ngoi sao giau tinh hoa hoc
Nguồn ảnh: Phys. 
Gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế do Anna Romanovskaya thuộc Viện Thiên văn học Nga đã sử dụng phương pháp phân tích quang phổ, để điều tra ba ngôi sao HD 188041, HD 111133 và HD 204411.
Nghiên cứu cho thấy rằng, cả ba ngôi sao có hàm lượng sắt và crôm dư thừa lớn trong các tầng khí quyển.
Theo bài báo, HD 188041 có nhiệt độ hiệu dụng trên bề mặt dao động từ 8.476 đến 8.976 độ C, trong khi HD 204411 được phát hiện mát hơn nằm giữa 7.976 và 8.476 độ C. Khi nói đến HD 111133, các nhà nghiên cứu ước tính nhiệt độ hiệu dụng của nó ở mức xấp xỉ 9.316 độ C.
Với bán kính gấp khoảng 4,23 lần bán kính mặt trời, HD 204411 hóa ra là ngôi sao lớn nhất trong bộ ba, trong khi bán kính HD 111133 có khả năng lớn hơn từ 2,92 đến 3,44 lần so với Mặt trời của chúng ta.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng, HD 204411 có từ trường tương đối yếu và sắp hết tuổi thọ. Ngược lại, HD 111133 được phát hiện có sở hữu từ trường khá mạnh.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.

Thêm bão bụi siêu khủng xuất hiện ở cực Bắc sao Hỏa

(Kiến Thức) - Tàu thăm dò Mars Express của Châu Âu phát hiện rất nhiều cơn bão bụi ở khu vực cực Bắc sao Hỏa trong thời gian gần đây, ít nhất tám cơn bão khác nhau ở rìa cực Bắc trong khoảng thời gian từ 22/ 5 đến 10/6.

Do vào mùa bão bụi ở phía bắc sao Hỏa, mới đây Tàu thăm dò Mars Express  đã chụp được hàng loạt bức ảnh bão bụi ở quy mô rõ ràng, chi tiết nhất chưa từng có.

"Hiện tại đang là mùa xuân ở bán cầu bắc của sao Hỏa và các đám mây băng, nước và các lớp bụi nhỏ bắt đầu tương tác với các luồng khí cường độ mạnh”.

Phát hiện mới sửng sốt về sắt liên sao trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà vật lý thiên văn cho biết, sắt (ký hiệu hóa học: Fe) là một trong những nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ, đứng sau các nguyên tố nhẹ như hydro, carbon và oxy. 

Sắt trong môi trường liên sao trước giờ chỉ được các nhà vật lý thiên văn phát hiện ra mức độ thấp dưới dạng loại khí. Còn sắt tồn tại ở dạng rắn hoặc trạng thái phân tử trước giờ rất khó bắt gặp phổ biến trong vũ trụ suốt nhiều thập kỷ qua.

Phat hien moi sung sot ve sat lien sao trong vu tru
Nguồn ảnh: Phys.