Hướng dẫn vệ sinh mắt đúng cách sau khi trang điểm

Việc làm đẹp giúp bạn tự tin và nổi bật, nhưng vệ sinh mắt đúng cách sau khi trang điểm mới là bước chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp lâu dài.

Trang điểm mắt là bước quan trọng giúp gương mặt trở nên cuốn hút và sắc sảo hơn. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh mắt đúng cách sau khi trang điểm, bạn có thể vô tình gây hại cho vùng da mỏng manh quanh mắt, thậm chí dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như kích ứng, viêm kết mạc, tắc tuyến lệ hoặc rụng lông mi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh mắt đúng cách để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” luôn sáng khỏe.

Tại sao cần vệ sinh mắt đúng cách sau khi trang điểm?

Vùng da quanh mắt rất nhạy cảm, dễ tổn thương bởi mỹ phẩm chứa hóa chất, bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không làm sạch kỹ, những tàn dư từ mascara, eyeliner, phấn mắt có thể tích tụ, gây viêm nhiễm, mụn lẹo hoặc làm tắc tuyến nhờn quanh mi mắt. Ngoài ra, việc chà xát mạnh tay khi tẩy trang có thể làm rụng lông mi, khiến da bị nhăn nheo sớm.

Chuẩn bị trước khi vệ sinh mắt

Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Tay bẩn là nguồn vi khuẩn tiềm tàng gây viêm nhiễm cho mắt.

ma1.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Dùng bông tẩy trang chất lượng, không xơ sợi, mềm mại để tránh gây xước da.

Chọn nước tẩy trang chuyên dụng cho mắt, ưu tiên loại dịu nhẹ, không cồn, không hương liệu.

Có thể dùng tăm bông và nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để làm sạch sâu hơn vùng khóe mắt hoặc chân mi.

Các bước vệ sinh mắt đúng cách sau khi trang điểm

Bước 1: Tẩy trang mắt bằng dung dịch chuyên dụng

Thấm đẫm nước tẩy trang vào bông.

Áp nhẹ miếng bông lên mắt đã nhắm kín trong 15–20 giây để hòa tan lớp trang điểm.

Lau nhẹ theo chiều từ trong ra ngoài (từ khóe mắt đến đuôi mắt), từ trên xuống dưới. Tránh chà xát mạnh.

Bước 2: Làm sạch mi mắt và lông mi

Dùng tăm bông thấm nước tẩy trang nhẹ nhàng lau dọc theo chân mi, nơi thường đọng lại mascara và eyeliner.

Có thể sử dụng dầu tẩy trang dạng lỏng nếu lớp trang điểm chống nước.

Bước 3: Rửa lại bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý

Sau khi tẩy trang, dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý nhỏ mắt để làm dịu và loại bỏ cặn còn sót lại.

Dùng khăn sạch hoặc bông gòn thấm nước lau khô vùng quanh mắt.

Một số lưu ý quan trọng

Không dùng tẩy trang toàn thân cho mắt vì có thể gây kích ứng.

Thay bông mới cho từng mắt để tránh lây lan vi khuẩn từ mắt này sang mắt kia.

Không tái sử dụng bông tẩy trang hoặc tăm bông.

Nếu mắt bị đỏ, rát, có cảm giác cộm hoặc mờ sau khi tẩy trang, cần ngưng sử dụng sản phẩm và đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.

Vệ sinh dụng cụ trang điểm mắt định kỳ (cọ, chổi, bông mút) để hạn chế vi khuẩn tích tụ.

Bảo vệ mắt sau khi tẩy trang

Sau khi làm sạch, bạn có thể thoa một lớp kem dưỡng mắt dịu nhẹ để cấp ẩm, giúp phục hồi vùng da nhạy cảm quanh mắt. Ngoài ra, nên hạn chế trang điểm mắt liên tục mỗi ngày, cho vùng mắt được nghỉ ngơi, “thở” và tránh nguy cơ tích tụ hóa chất lâu dài.

Sụp mi mắt có liên quan đến mổ tuyến giáp?

Sụp mi mắt sau mổ tuyến giáp là một biến chứng ít gặp - hội chứng Horner. Đa số chỉ phục hồi một phần hoặc không phục hồi để lại sụp mi lâu dài.

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Phần lớn bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ. Tuy nhiên, có một số ít bệnh nhân có sụp mi mắt sau mổ tuyến giáp. Đây là một biến chứng ít gặp - hội chứng Horner, với biểu hiện điển hình là sụp mi mắt sau mổ.

Hội chứng Horner là gì?

Khi nào cần đưa trẻ đi khám mắt

Nhiều vấn đề về mắt ở trẻ nhỏ không có biểu hiện rõ ràng. Nếu không được phát hiện sớm, có thể ảnh hưởng lâu dài đến thị lực và quá trình học tập, phát triển của trẻ.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, điều này không chỉ đúng với người lớn mà còn đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng chú ý đến việc chăm sóc thị lực cho con ngay từ những năm đầu đời.

Vì sao cần khám mắt cho trẻ từ sớm?