Sụp mi mắt có liên quan đến mổ tuyến giáp?

Sụp mi mắt sau mổ tuyến giáp là một biến chứng ít gặp - hội chứng Horner. Đa số chỉ phục hồi một phần hoặc không phục hồi để lại sụp mi lâu dài.

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Phần lớn bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ. Tuy nhiên, có một số ít bệnh nhân có sụp mi mắt sau mổ tuyến giáp. Đây là một biến chứng ít gặp - hội chứng Horner, với biểu hiện điển hình là sụp mi mắt sau mổ.

Hội chứng Horner là gì?

Hội chứng Horner (Horner’s syndrome) sau mổ tuyến giáp là do tổn thương chuỗi hạch giao cảm cổ – một cấu trúc thần kinh kiểm soát nhiều chức năng vùng mặt và mắt. Khi chuỗi hạch này bị tổn thương một bên, người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng:

Sụp mi mắt (ptosis) nhẹ đến trung bình.

Đồng tử co nhỏ (miosis), phản xạ ánh sáng bình thường.

Mất tiết mồ hôi (anhidrosis) nửa mặt cùng bên tổn thương (hiếm gặp hơn).

Tổn thương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của thần kinh giao cảm – từ nền sọ đến vùng cổ và trung thất trên. Tổn thương này có thể xảy ra sau mổ tuyến giáp, hay gặp hơn sau vét hạch cổ.

sup-mi-mat.jpg
Sụp mi mắt có liên quan đến mổ tuyến giáp - Ảnh BSCC

Tại sao lại gây ra biến chứng này sau mổ tuyến giáp

Trong phẫu thuật tuyến giáp, đặc biệt trong các ca ung thư cần vét hạch trung tâm hoặc hạch cổ bên, trong quá trình vét hạch có thể tổn thương chuỗi thần kinh giao cảm cổ giữa, hoặc các nhánh của nó.

Các cơ chế gây tổn thương bao gồm:

Kéo căng hoặc đụng chạm trực tiếp vào thần kinh trong lúc phẫu tích.

Thiếu máu cục bộ

Tụ máu sau mổ, chèn ép thần kinh giao cảm.

Biến thể giải phẫu làm chuỗi thần kinh nằm gần tuyến giáp hơn bình thường.

Tần suất và tiên lượng

Tỷ lệ mắc từ 0.03% đến 0.2% các ca phẫu thuật tuyến giáp – tuy hiếm nhưng không phải không có.

Phục hồi hoàn toàn khoảng 30% bệnh nhân.

Đa số chỉ phục hồi một phần hoặc không phục hồi – để lại sụp mi lâu dài, ảnh hưởng thẩm mỹ và tâm lý.

sup-mi-mat-2.jpg
Tổn thương hạch giao cảm - Ảnh BSCC

Bệnh nhân nên làm gì?

Nếu sau mổ thấy một bên mi mắt sụp xuống nhẹ hoặc rõ rệt; Đồng tử nhỏ hơn bên còn lại (dễ nhận thấy ở nơi thiếu sáng); Cảm giác “không cân xứng” hai bên mặt... hãy báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và theo dõi kịp thời.

Điều trị thường là nội khoa, song không có phương pháp nào đảm bảo phục hồi hoàn toàn. Việc phát hiện sớm và theo dõi sát giúp tiên lượng tốt hơn.

Hội chứng Horner là biến chứng hiếm nhưng không thể bỏ qua sau mổ tuyến giáp, nhất là các ca ung thư cần phẫu tích rộng.

Nếu không may gặp biến chứng này, đừng hoang mang — hãy theo dõi định kỳ với bác sĩ và cân nhắc can thiệp thẩm mỹ nếu cần sau 6–12 tháng.

TS.BS. Ngô Quốc Duy (Bệnh viện K)

Đau đầu, nhìn 1 thành 2... đi khám bất ngờ phát hiện đột quỵ tuyến yên

Đau đầu nặng, sụp mí mắt và suy giảm thị lực mắt phải, người phụ nữ đi khám được chuẩn đoán u tuyến yên.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM), bệnh nhân H.T.T 50 tuổi, (Bến Tre) nhập viện trong tình trạng đau đầu nặng, sụp mí mắt và suy giảm thị lực mắt phải, song thị (nhìn 1 người thành 2 người).

Qua khai thác bệnh sử được biết, cách 2 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân đột ngột đau nhức đầu, cơn đau âm ỉ khiến bà không thể chịu đựng nên đã đến khám tại một phòng khám địa phương với chẩn đoán u tuyến yên. Bệnh nhân T. được bác sĩ phòng khám tư vấn nên tới các bệnh viện lớn ở TP Hồ Chí Minh để điều trị.

Sụp mí mắt một bên: Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Làm thế nào để chữa trị an toàn, hiệu quả sụp mí mắt một bên là câu hỏi, mong muốn của nhiều người. Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ những nội dung cơ bản, phương pháp điều trị hữu hiệu về căn bệnh này.

Sụp mí mắt một bên là gì?

Sụp mí mắt là hiện tượng mà vùng mi mắt có dấu hiệu sa thấp xuống, che lấp phần nếp mi, thấp hơn bình thường gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Mặc dù vẫn có những người bị sụp mí mắt cả hai bên nhưng đa số bệnh nhân thường bị sụp mí mắt một bên.