Collagen là một trong những thành phần không thể thiếu đối với làn da và sức khỏe tổng thể. Nhưng giữa thị trường đa dạng sản phẩm bổ sung collagen như hiện nay, không ít người vẫn hoang mang: “Collagen có thực sự cần thiết không?”, “Uống collagen có tác dụng gì?”, và “Nên uống như thế nào để phát huy hiệu quả tối ưu?”.
Tác dụng của collagen
Collagen là một loại protein dạng sợi chiếm tới 25–30% tổng lượng protein trong cơ thể người và khoảng 70% cấu trúc da. Nó được ví như “keo dán” gắn kết các mô lại với nhau, hiện diện ở da, cơ, xương, sụn, gân, dây chằng và thậm chí là mạch máu, giác mạc.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất collagen, nhưng khả năng này suy giảm dần theo tuổi tác, đặc biệt là từ sau tuổi 25. Mỗi năm, lượng collagen bị mất đi khoảng 1–1,5%, khiến làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ, tóc dễ rụng, móng dễ gãy, khớp kém linh hoạt hơn.
Một số tác dụng của collagen gồm:
Cải thiện làn da: Đây là lý do phổ biến nhất khiến nhiều người tìm đến collagen. Collagen giúp duy trì độ đàn hồi, độ ẩm và độ săn chắc cho da. Việc bổ sung collagen có thể giảm nếp nhăn, làm mờ sạm nám và giúp da căng mịn, trẻ trung hơn.
Hỗ trợ xương và khớp: Collagen đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc sụn – lớp đệm giữa các khớp. Khi thiếu hụt collagen, các khớp dễ bị viêm, đau nhức và thoái hóa. Bổ sung collagen giúp giảm nguy cơ loãng xương, cải thiện độ linh hoạt của khớp.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Collagen là thành phần cấu tạo nên thành mạch máu. Thiếu collagen, động mạch có thể mất đi tính đàn hồi, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch.
Nuôi dưỡng tóc và móng: Collagen góp phần sản sinh keratin – protein chính cấu tạo nên tóc và móng. Vì vậy, khi được bổ sung đầy đủ, bạn sẽ thấy tóc chắc khỏe hơn, móng tay ít gãy và phát triển nhanh hơn.
Hỗ trợ mô cơ và hệ tiêu hóa: Một số nghiên cứu cho thấy collagen còn có vai trò trong việc bảo vệ niêm mạc ruột, hỗ trợ phục hồi mô cơ sau vận động cường độ cao.
![]() |
Ảnh minh hoạ - Nguồn Internet |
Khi nào nên bắt đầu bổ sung collagen?
Cơ thể bắt đầu giảm sản xuất collagen tự nhiên từ sau tuổi 25. Vì vậy, đây là thời điểm lý tưởng để bắt đầu bổ sung collagen nhằm ngăn ngừa lão hóa từ sớm. Với những người đã bước qua tuổi 30, 40 hoặc đang gặp vấn đề về da, tóc, khớp, thì việc bổ sung collagen đều đặn càng trở nên cần thiết. Ngoài yếu tố tuổi tác, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi, stress hoặc có chế độ ăn uống thiếu cân bằng cũng là nhóm có nguy cơ thiếu hụt collagen sớm hơn bình thường.
Uống collagen sao cho đúng?
Chọn loại collagen phù hợp: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại collagen khác nhau: collagen type I, II, III… Trong đó: Type I: Tập trung ở da, xương, gân – thích hợp để làm đẹp da; Type II: Chủ yếu ở sụn – dùng tốt cho người có vấn đề về khớp; Type III: Kết hợp với type I để hỗ trợ làn da và thành mạch. Ngoài ra, collagen được chiết xuất từ bò (bovine), cá (marine), lợn… Collagen từ cá thường có phân tử nhỏ hơn (peptide), dễ hấp thu và được ưa chuộng hơn trong các sản phẩm làm đẹp.
Thời điểm uống: Thời điểm lý tưởng để uống collagen là trước khi đi ngủ (buổi tối) hoặc khi bụng đói vào buổi sáng, vì đây là lúc cơ thể hấp thu tốt nhất và quá trình tái tạo diễn ra mạnh mẽ.
Kết hợp vitamin C: Vitamin C đóng vai trò xúc tác giúp cơ thể tổng hợp collagen. Bạn nên bổ sung collagen kết hợp với vitamin C, hoặc chọn sản phẩm đã có sẵn vitamin C để tăng khả năng hấp thu.
Kiên trì và đều đặn: Collagen không phải “thần dược” cho kết quả sau vài ngày. Bạn cần sử dụng liên tục từ 2–3 tháng để cảm nhận hiệu quả rõ rệt, sau đó có thể duy trì theo chu kỳ hoặc liều thấp hơn tùy nhu cầu.
Lưu ý khi sử dụng collagen
Không nên lạm dụng: Dùng quá liều không giúp hiệu quả nhanh hơn, thậm chí có thể gây đầy bụng, nóng trong.
Lựa chọn sản phẩm uy tín, rõ nguồn gốc và được kiểm định an toàn.
Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, trái cây, protein để hỗ trợ cơ thể sản sinh collagen tự nhiên.
Collagen là “chìa khóa vàng” giúp gìn giữ nét thanh xuân, nâng cao sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, hiệu quả của collagen phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm, liều lượng và cách sử dụng.