Hơn 90.000 doanh nghiệp "mất tích" khỏi thị trường trong 9 tháng

(Kiến Thức) - Trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường và lần đầu tiên số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới.

Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 9 cả nước có gần 3.900 doanh nghiệp thành lập mới và 3.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm lần lượt hơn 32% và 27% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm dừng kinh doanh có thời hạn là 2.240 và doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 2.509, giảm gần 32% và gần 39% so với cùng kỳ 2020. Đồng thời, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục là 606, giảm hơn 65%. 
9 tháng vừa qua, cả nước có 85.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 32.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, lần lượt tăng gần 14% và giảm gần 7% so với cùng kỳ năm trước.
Hon 90.000 doanh nghiep
 
Tính chung 9 tháng, cả nước có 117.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm gần 12% so với cùng kỳ 2020. Theo đó, bình quân một tháng Việt Nam có 13.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 và số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 32.400, tăng gần 18% và hơn 17% so với cùng kỳ 2020. Doanh nghiệp hoàn thất thủ tục rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng vừa qua là 90.300, tăng hơn 15%.
Như vậy trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường và lần đầu tiên số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới.
Báo cáo của Tổng cục thống kê còn cho thấy số doanh nghiệp giải thể chủ yếu tập trung ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng và tập trung chủ yếu trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy; công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng.

Bộ KHĐT đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Bộ KHĐT đề xuất Chính phủ ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, Bộ mong muốn doanh nghiệp được tiếp cận hỗ trợ, khoảng 50.000 đơn vị quay trở lại hoạt động.

Ngày 16/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19. Bộ cho biết các quyết sách được đề xuất nhằm giảm thiểu ách tắc trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu thiệt hại từ tác động tiêu cực của dịch bệnh đến khu vực doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tiếp cận hỗ trợ

Từ 11 triệu đồng, nam sinh viên thành ông chủ sau 1 năm

Đang học Đại học, cậu sinh viên bỗng xin bảo lưu kết quả một năm về khởi nghiệp. Với số vốn ban đầu chỉ 11 triệu đồng, cậu đã có doanh thu lên đến hơn 200 triệu đồng/tháng vào cuối năm 2019.

Mới tốt nghiệp cấp 3, Bùi Hữu Nghĩa muốn tự do về tài chính, không muốn xin bố mẹ nên anh quyết định vừa học đại học vừa kinh doanh. “Tôi đi làm thêm từ năm học lớp 11 nên biết quý trọng đồng tiền. Khi tốt nghiệp lớp 12, tôi nghĩ “phi thương bất phú” nên tôi quyết định kinh doanh một sản phẩm gì đó để kiếm tiền, độc lập tài chính”, anh chia sẻ.

Vốn là người thích nghệ thuật, thích mặc quần áo đẹp, Nghĩa đã quyết định kinh doanh thời trang bình dân phù hợp với sở thích và tài chính của anh lúc bấy giờ. Nhưng khi bắt đầu kinh doanh, đó cũng là thời điểm anh đang học năm nhất khoa Ngoại Ngữ, Đại học Công nghiệp TP.HCM. Anh đã gặp không ít khó khăn bởi chưa có kiến thức, kinh nghiệm nhiều về kinh doanh.