Hồi phục ngoạn mục sau 2 lần ngưng tim do bị điện giật

Anh N.V.N (34 tuổi) bị điện giật, ngất xỉu, hôn mê và sau đó 2 lần ngưng tim. Anh đã được điều trị kịp thời và phục hồi tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Trước đó, vào ngày 19/05/2022, khi đang làm việc tại công trường, anh N. bị điện giật, ngất và được đưa vào cơ sở y tế trên địa bàn quận Phú Nhuận trong tình trạng ngưng tim, tím tái.

Tại đây người bệnh được xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện 3 lần, chích 6 ống Adrenalin. Sau khi tim đập lại, người bệnh ngay lập tức được chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Hoi phuc ngoan muc sau 2 lan ngung tim do bi dien giat
Bệnh nhân hồi phục sau khi bị điện giật dẫn đến ngất xỉu, hôn mê và 2 lần ngưng tim

Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, người bệnh lại rơi vào tình trạng nguy kịch - ngưng tim lần 2. Màn hình monitor ghi nhận người bệnh có rung thất - đây là một rối loạn nhịp có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Các bác sĩ khẩn trương sốc điện khử rung thất 2 lần và xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi anh N.V.N có nhịp tim đập lại.

Sau đó, người bệnh được chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, được thở máy và chỉ định thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.

Chỉ trong vòng 2 giờ kể từ lúc nhập khoa cấp cứu, anh N.V.N đã được kiểm soát thân nhiệt mục tiêu.

Đây là kỹ thuật cao mà bệnh viện đã ứng dụng trên nhiều trường hợp ngưng tim ngưng thở bằng phương pháp giảm thân nhiệt của người bệnh xuống 33 độ C. Sau 24 tiếng duy trì nhiệt độ trên, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân được nâng dần 0,25 độ C mỗi giờ cho đến khi đạt 37 độ C.

Hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp túc tốt và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.

TS.BS Huỳnh Văn Ân, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, bệnh nhân ngừng tim sau khi được hồi sức, hồi phục tuần hoàn có thể bị di chứng về thần kinh ở nhiều mức độ khác nhau.

Kiểm soát thân nhiệt mục tiêu hay hạ thân nhiệt chỉ huy ở 33 độ C ở người bệnh hôn mê sau ngừng tim giúp bảo vệ não, giảm thiểu các di chứng về thần kinh của người bệnh về sau.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện người bị điện giật, điều quan trọng nhất là cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Tuyệt đối không sờ tay vào nạn nhân khi chưa ngắt điện. Sau đó hãy gọi sự trợ giúp từ người xung quanh và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cô gái 22 tuổi bị điện giật tử vong khi sạc pin điện thoại:

(Nguồn: THĐT)

Video: Người đàn ông phản xạ nhanh cứu sống tài xế bị điện giật

Thấy nam tài xế bị điện giật, người đàn ông đã lập tức xuống xe rồi dùng chính quần áo của mình để kéo nạn nhân ra khỏi cây cột điện.

Nguồn clip: Newsflare

Sự việc xảy ra vào ngày 22/8, tại Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Dẫm vũng nước nhiễm điện, bé 1 tuổi ở Bình Dương nguy kịch

(Kiến Thức) - Vô tình bước vào vũng nước cạnh trụ điện, bé T. bị điện giật. Mẹ bé chạy tới kéo con ra cũng bị điện giật theo.

Theo thông tin từ báo Tiền Phong, ngày 13/6, BS Chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Lộc - Trưởng Khoa cấp cứu BV Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết, Khoa cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận trường hợp bệnh nhi NTP (1 tuổi, sống ở Bình Dương) trong tình trạng nguy kịch vì bị điện giật, mê man, tổn thương tim và cơ rất nặng.
Kết quả chụp CT-SCAN cho thấy bé trai có dấu hiệu bị phù não. Các BS đã tiến hành cho bệnh nhi thở máy, truyền thuốc vận mạch hỗ trợ tim và chỉ định sử dụng kháng sinh cho bé trai này.

"Ngủ đông" 48 giờ, thanh niên bị điện giật ngưng tim, ngưng thở được hồi sinh

Nam thanh niên 26 tuổi bị điện giật khiến ngưng tim, ngưng thở vừa được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống ngoạn mục bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt.

Các bác sĩ Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ về kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Ảnh: Kim Vân

Sáng 4/11, BSCK II Đặng Quý Đức - Phó Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đơn vị này vừa cứu sống một nam thanh niên bị điện giật, đã ngưng tim, ngưng thở bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.