![]() |
Hoa đực của cây đu đủ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng nó để chữa bệnh. |
Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
![]() |
![]() |
Hoa đực của cây đu đủ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng nó để chữa bệnh. |
Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
![]() |
![]() |
Hoa bí là món ăn dân dã, phổ biến khắp cả nước. Hoa bí có thể ăn được là hoa bí đực của cây bí rợ, không ra quả. Người miền Bắc thường luộc hoa bí vì có vị ngọt thanh, phần cuối bí có vị giòn dai, ăn rất thú vị. Món canh mùa hè cũng thường được nấu cùng với hoa bí, nêm thêm ít vị chua, cùng với thịt băm. |
![]() |
Riêng ở miền Nam, bông bí cũng như các loại bông khác như điên điển, bông so đũa làm thành món "lẩu hoa" đầy màu sắc và ngon miệng. Người miền Nam luộc bông bí chấm nước kho cá, kho thịt hay tương dầm ớt. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu… xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn giòn. |
![]() |
Hoa chuối là món hoa ăn được rất phổ biến và có từ lâu đời ở khắp mọi miền Tổ quốc. Hoa chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua, hoặc dùng làm rau ăn kèm bún bò cũng rất ngon. |
![]() |
Hoa thiên lý còn gọi là Dạ ly hương, không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn dinh dưỡng mà còn được xem là một bài thuốc. Có rất nhiều món ăn từ hoa thiên lý. Vị ngọt của hoa thiên lý rất hợp để nấu các món canh đơn giản với thịt lợn, xương hay hầm với giò lợn. |
![]() |
Hoa mướp (bông mướp) là nguồn thực phẩm sạch, mọi người rất thích ăn. Thông thường trồng mướp là để lấy quả. Vì vậy, họ thường hái những hoa mướp đực đem bán hoặc dùng để chế biến các món ăn. Hoa mướp cái chừa lại để kết quả sau này. Hoa mướp nấu canh với tôm, xào tỏi hay xào thịt bò đều tạo nên những món ăn rất lạ miệng. |
![]() |
Hoa sen: Trong khi những loại hoa khác có thể chế biến thành các món ăn dân dã, thì hoa sen chỉ thích hợp với món ăn tinh tế, vương giả. Hầu hết các bộ phận của cây sen như hạt sen, nhụy sen, tim sen, củ sen hay ngó sen đều ăn được. |
![]() |
Hoa sen có sẵn vị ngọt, lại lành tính rất tốt cho sức khỏe. Có một món ngon từ hoa sen thuộc hàng cao lương mĩ vị chốn cung đình là vịt hấp hoa sen. Bên cạnh đó, rất nhiều món ăn có sự kết hợp của hương sen như cơm sen, nộm sen hay chè sen,… tất cả đều mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. |
![]() |
Hoa atiso: Đây là loại hoa đặc trưng của vùng đất Đà Lạt Việt Nam và vô cùng nổi tiếng vì vừa dùng để trà uống, vừa dùng để thực phẩm chế biến đồ ăn rất giàu dinh dưỡng. Các món ăn ngon khó cưỡng được nấu cùng hoa atiso không thể không đề cập là: Hoa atiso hầm thịt, canh atiso hầm xương… |
![]() |
Hoa so đũa: Ở phía Nam, ta dễ dàng bắt gặp các món ăn từ bông so đũa. Bông so đũa có vị hơi đắng nhưng lạ miệng. Là loài hoa vừa có thể làm cảnh lại vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hoa được nhặt bỏ cuống và vị đắng, bỏ đài, sau đó rửa nhẹ rồi chế biến thành những món canh chua cá rô, canh chua với khế, cá lóc... |
![]() |
Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. |
![]() |
Hoa điên điển là một món ăn mang đậm hương vị miền quê, được coi là đặc sản sông nước miền Tây. Hiếm có loài hoa nào vừa có thể để ngắm và vừa có thể ăn như hoa điên điển. Người ta thường nấu điên điển thành các món ăn ngon như gỏi chua bông điên điển, điên điển xào tép, nộm hoa… Nhưng ngon nhất phải kể đến món canh chua hoa điên điển nấu cá linh. |
![]() |
Hoa súng: Cũng gần như hoa điên điển, hoa súng cũng đã được người dân miền sông nước dùng làm chế biến thành rất nhiều đồ ăn ngon. Những bông hoa súng sẽ có tước vỏ, cắt khúc khoảng chừng 2 đốt ngón tay để làm rau sống ăn kèm lẩu mắm hoặc trộn gỏi tôm thịt, nấu canh chua với cá đồng, ngâm giấm làm dưa… đều rất hấp dẫn. |
![]() |
Hoa ban có thể dùng làm nộm rau, nộm giềng hay măng nộm hoa ban đều rất ngon và lôi cuốn. Ngoài ra, hoa ban còn có thể vò nát trộn thịt băm, nhồi cá, gà nướng, đồ xôi… làm thành món ăn ngon và rất hấp dẫn thực khách. Lá và hoa ban có vị bùi, ngọt, thoang thoảng mùi thơm dịu, hòa quyện vào mùi nếp thơm quả là một trải nghiệm cực kì thú vị. |
![]() |
Hoa bưởi dù không dùng trực diện để nấu món ăn nhưng dùng để làm ướp trà thì lại cực kì tuyệt vời. Trà bông bưởi không những thơm ngon, lôi cuốn mà còn giúp thanh lọc cơ thể, giảm stress hiệu quả. Ảnh: Internet. |
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
![]() |
Đặc sản Pù Luông nổi tiếng nhất chính là cơm lam ăn kèm thịt nướng. Nguyên liệu chính để làm món này là heo cỏ. Thịt ba chỉ thái vừa ăn, ướp gia vị rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, tỏa mùi thơm. Món này thường ăn kèm với cơm lam, muối vừng. |
![]() |
Cơm lam ở Pù Luông có vị ngon đặc biệt bởi dùng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm. Đây là một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng, sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam Pù Luông. |
![]() |
Một món ăn khác mà người địa phương thường đãi du khách chính là vịt Cổ Lũng (thường gọi là vịt suối). Đây là giống vịt đặc trưng của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Điểm hấp dẫn của giống vịt này là xương nhỏ, thịt chắc, nạc và mềm. |
![]() |
Vịt ở đây được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên thịt có vị thơm ngon nức tiếng gần xa. Chính vì thế vịt Cổ Lũng còn gọi là vịt “Tiến vua”, đủ để thấy sự quý hiếm và thơm ngon của loài vịt này. |
![]() |
Tại Pù Luông còn có một món ăn khá độc đáo là gỏi cà dại trộn hoa đu đủ đực. Đây là món ăn rất đặc trưng của người Thái, tuy nhiên để thưởng thức món này, bạn cần phải đặt trước. Nguyên do là cà dại rừng và trái mắc khén rất khó tìm. Món gỏi hoa đu đủ này có vị mằn mặn của muối, vị ngậy của cà rừng và mùi thơm the mát của mắc khén cùng tỏi ớt hòa quyện và chút đắng ngắt của hoa đu đủ. |
![]() |
Tuy nhiên, đây lại là món ăn rất thanh mát và có giá trị như bài thuốc giúp cải thiện tiêu hóa, phòng chống ung thư. Một lần đến Pù Luông, du khách cũng nên thử món này để cảm nhận hương vị dân dã vùng cao. |
![]() |
Măng đắng: Mưa phùn mùa xuân bắt đầu lắc rắc, người Thái ở Pù Luông chỉ cần vào rừng một lúc là mang về cả bồ măng. Thứ măng có vị đắng bùi, đưa vào miệng còn nhăn mặt nhưng chỉ cần nhai một lúc sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi của măng. |
![]() |
Nộm hoa chuối rừng: Hương vị đặc trưng của nộm hoa chuối là cái giòn sần sật của hoa chuối với hương nồng của các loại rau thơm, chất cay cay của ớt và vị bùi của lạc rang... Tất cả gắn quyện như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn nữa. |
![]() |
Cá suối nướng: Cá bắt được làm sạch đem ướp gia vị. Gia vị thường là những nguyên liệu có sẵn ở núi rừng như: mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả, …trộn với muối. Lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá rồi tẩm các gia vị chừng vài phút, cuộn cá với rau thơm, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro ủ nóng đến khi cá chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm là đã chín. |
![]() |
Canh lá đắng là một trong những món cực kỳ độc đáo của người Thanh Hóa. Vị của lá đắng khác với rau đắng của miền Nam và cũng hoàn toàn không giống khổ qua. Lá đắng có vị đăng đắng, chan chát và ngọt hậu, đã ăn thì không thể nào quên được. |
![]() |
Sâu măng: Sâu nằm trong thân cây măng nứa. Sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào. Sâu chít có màu trắng sữa, thân căng mọng. Theo lời người dân bản địa, sâu chít là món ăn tăng cường sinh lực cho người đàn ông. Đây không phải món ăn phổ biến để nhiều người ăn nhưng là một gợi ý để tìm sự mới mẻ. |
![]() |
Bọ Xít: Đây là một món ăn thử thách lòng dũng cảm cũng như khẩu vị của mỗi người. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi. Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Bọ xít rừng hiếm hơn nên giá cả đắt đỏ nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Ảnh: Internet. |
Mời độc giả xem video "Vào bếp cùng Quang Hải U23 Việt Nam". Nguồn: VTV24.
![]() |
Mì lạnh hoa anh đào là món ăn giải nhiệt nổi tiếng, rất được người Nhật ưa chuộng, đặc biệt là vào mùa hè. Khi kết hợp với hoa anh đào, những sợi mì sẽ có màu và mùi vị của hoa. |
![]() |
Để làm ra loại mì này, người ta thường trộn thêm bột cây tía tô và bột hoa anh đào để tạo ra màu hồng hoa anh đào (sakura) đặc trưng. |
![]() |
Mì lạnh của Nhật thường được dùng kèm nước chấm Tsuyu, mì lạnh sakura cũng thế. |
![]() |
Khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận được hương hoa anh đào thoang thoảng trong sợi mì. |
![]() |
Món mì hoa anh đào không chỉ có hình thức bắt mắt mà còn có hương vị thơm ngon. |
![]() |
Loại mì này thường được ăn lạnh mát nên rất hợp với mùa hè. |
![]() |
Ngoài món mì hoa anh đào đặc biệt này, du khách còn có thể thưởng thức thêm món hoa anh đào muối. |
![]() |
Hoa anh đào muối không chỉ là một nguyên liệu cho các món ăn khác, mà bản thân nó cũng là một món ăn vặt hấp dẫn. Từ nhiều thế kỷ trước, người Nhật ngâm hoa anh đào tươi trong giấm mơ để giữ nguyên màu hồng đặc trưng, sau đó ngâm tiếp với muối rồi đem phơi khô để lưu giữ nguyên vẹn màu sắc và hương vị hoa anh đào trong suốt cả năm. |
![]() |
Nguyên tắc chọn anh đào để muối khô khá nghiêm khắc và phức tạp, phải là những bông đã nở khoảng 7 phần và còn nguyên phần cuống, rửa sạch và để ráo nước, sau đó rắc một lượng muối thích hợp và để qua đêm. |
![]() |
Sáng hôm sau vắt khô phần nước muối và thêm vào một lượng dấm bạch mai vừa phải, tiếp tục ngâm trong 3 ngày. Cuối cùng mở nắp và phơi nắng thêm 3 ngày cho đến khi hoa anh đào chuyển sang màu tươi hơn là được. |
![]() |
Thành phố Hadano thuộc tỉnh Kanagawa là nơi sản xuất món anh đào muối nổi tiếng nhất Nhật Bản. Nơi này cũng có món đặc sản cơm nắm anh đào rất đặc trưng mà không nơi nào có được. Ảnh: Internet. |
Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.