Hình ảnh gây kinh ngạc từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Hình ảnh mới của kính viễn vọng James Webb hé lộ về sự ra đời của các ngôi sao, giúp các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử vũ trụ, hình thành cách đây 13 tỷ năm.

Hinh anh gay kinh ngac tu kinh vien vong 10 ty USD

Hình ảnh cụm sao trẻ mới do kính viễn vọng James Webb chụp. Ảnh: NASA.

Theo Guardian, hình ảnh mới chụp ghi lại một cụm sao trẻ, cách Trái Đất hơn 200.000 năm ánh sáng, có tên gọi NGC 346.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể phát hiện toàn bộ chuỗi hình thành sao của cả những ngôi sao có khối lượng thấp và cao trong một thiên hà khác", tiến sĩ Olivia Jones, thành viên của Hội đồng Cơ sở Khoa học và Công nghệ tại Trung tâm Công nghệ Thiên văn học Anh, chia sẻ.

Các nhà khoa học vốn đặc biệt quan tâm đến cụm sao nằm trong thiên hà Small Magellanic Cloud (SMC), vì nó giống với các đặc điểm của vũ trụ sơ khai khi các ngôi sao được hình thành.

“Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn để nghiên cứu ở độ phân giải cao, cung cấp thông tin mới về cách thức các ngôi sao hình thành và thậm chí hiểu rõ hơn về quá trình hình thành", bà Jones nhận định.

Kính viễn vọng James Webb, với thiết bị dò hồng ngoại, có thể nhìn thấy phần lớn hiệu ứng tán xạ ánh sáng của bụi trong các cột để kiểm tra hoạt động của những ngôi sao mới hình thành.

Các nhà thiên văn hy vọng rằng việc nghiên cứu khu vực này bằng kính viễn vọng James Webb có thể giúp đưa ra lời giải đáp về cách những ngôi sao đầu tiên hình thành trong "cosmic noon" - chỉ 2 hoặc 3 tỷ năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang).

Hinh anh gay kinh ngac tu kinh vien vong 10 ty USD-Hinh-2

Hình ảnh "Cột sáng thế" mới nhất chụp bởi kính viễn vọng James Webb. Ảnh: NASA.

James Webb được phóng vào tháng 12/2021, hoạt động chính thức từ tháng 7/2022 sau khi hiệu chỉnh. Đây là bản kế nhiệm của kính viễn vọng Hubble, dùng để phát hiện các ngôi sao, thiên hà cổ đại, phục vụ tìm hiểu lịch sử hình thành của vũ trụ. Những công cụ hiện đại giúp James Webb thu thập nhiều chi tiết hơn so với Hubble.

Một trong những mục đích của kính viễn vọng James Webb là tìm hiểu vòng đời các ngôi sao. Giới thiên văn đều biết giai đoạn hình thành tiền sao từ vật chất, tuy nhiên vẫn cần các nghiên cứu để mô tả chính xác quá trình ấy. Họ cũng đang tìm hiểu các khu vực hình thành sao, lý do sao có xu hướng hình thành theo cụm.

Những phát hiện mới đáng kinh ngạc cũng cho thấy James Webb đang thực hiện chính xác điều giới khoa học mong muốn - hé lộ những thứ mới mẻ, thú vị về vũ trụ, trả lời các câu hỏi cũ và đặt ra các câu hỏi mới.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Sự thật chết chóc đằng sau các “thiên hà ma quái” nhất vũ trụ

Theo nghiên cứu mới đây, phần lớn "thiên hà ma quái" từng là vệ tinh của một thiên hà khác, hoặc một nhóm, một quầng sáng vật thể khác, nhưng đã bị tách rời theo một cách khốc liệt.

Su that chet choc dang sau cac “thien ha ma quai” nhat vu tru
Theo Sci-News, các thiên hà ma quái bắt đầu được tìm thấy từ vài năm qua. Tuy nhiên mãi tới nay, họ mới nhận ra rằng chúng hết sức phổ biến, và cực kỳ khó phát hiện nên không có các thông tin tìm kiếm đầy đủ. 

Mắt thần LiDAR quét radar, phát hiện hàng ngàn “bóng ma” Maya 3.000 năm

Mới đấy, một cuộc khảo sát bằng LiDAR ở Guatemala đã gây sốc khi tiết lộ hàng ngàn bóng ma kim tự tháp, đền đài, khu định cư cổ xưa của người Maya.

Mat than LiDAR quet radar, phat hien hang ngan “bong ma” Maya 3.000 nam
Các nhà địa chất ở miền Bắc Guatemala đã sử dụng LiDAR - phương tiện viễn thám sử dụng các lia laser và cảm biến đo cung phản xạ của các tia này để xác định các dị thường ẩn trên mặt đất, bị những tán cây hay vật thể hiện đại che phủ - để khảo sát khu rừng được cho là có người Maya cổ đại từng định cư.