Hành tinh lùn mới 2015 TG387 mới phát hiện gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện một hành tinh lùn khác, vòng quanh Mặt trời trên một đường quỹ đạo hình elip, được cho là có mối quan hệ mật thiết với hành tinh thứ 9 (hành tinh X).

Theo đó, hành tinh lùn có tên 2015 TG387 là một đối tượng mới được phát hiện phía xa trong Hệ mặt trời.

Nhà nghiên cứu Scott Sheppard, thuộc Viện Khoa học Carnegie ở Washington, DC nhận định, đường quỹ đạo của hành tinh 2015 TG387 có thể bị chi phối bởi một hành tinh bí ẩn nào đó trong vũ trụ mà các chuyên gia nhận định, nó có thể là hành tinh X.

Hanh tinh lun moi 2015 TG387 moi phat hien gay sung sot
Nguồn ảnh: Space. 

2015 TG387 vòng quanh Mặt trời trên một đường quỹ đạo hình elip, cách khoảng 65 đơn vị thiên văn (AU) tới Mặt trời tại điểm gần nhất, điểm xa nhất cách 2.300 AU.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Sheppard và cộng sự cho biết, 2015 TG387 có kích thước rộng khoảng 186 dặm (300 km) và có dạng hình cầu, trong trường hợp này nó sẽ đủ điều kiện trở thành một hành tinh lùn.
Nhưng hiện tại nhiều thông số khoa học về hành tinh lùn này vẫn chưa được phát hiện đầy đủ.

"Nội thất" bên trong hành tinh lùn Ceres “rất ấm” ?

(Kiến Thức) - Một nhận định mới về đặc thù bên trong hành tinh lùn Ceres khiến nhiều người sửng sốt.

Dựa trên dữ liệu thu thập gửi về từ tàu vũ trụ Dawn của NASA, kết quả cho thấy cấu trúc nội thất bên trong "hành tinh lùn" Ceres ấm hơn chúng ta nghĩ.

Khám phá sửng sốt núi lửa băng đá cổ quanh hành tinh lùn

(Kiến Thức) - Hàng chục núi lửa băng đá cổ từng rải rác trên bề mặt của hành tinh lùn Ceres, ước tính khối lượng vật liệu băng thải ra từ các ngọn núi lửa này với lượng nhỏ hơn 100 đến 100.000 lần, so với tổng lượng đá nóng chảy nổ ra trên Trái đất.

Khác với núi lửa thải ra nhiều dung nham nóng chảy trên Trái đất, núi lửa băng trên hành tinh lùn Ceres còn được gọi là cryovolcanoe chuyên phun ra các khối nước băng và các phân tử đông lạnh khác ra môi trường xung quanh.

Kham pha sung sot nui lua bang da co quanh hanh tinh lun
Nguồn ảnh: Phys.