Hành động khó tin của chồng cũ sau cuộc hôn nhân chóng vánh

Tuy thời gian yêu ngắn ngủi nhưng cả hai người đều cho rằng cuộc hôn nhân này không gấp gáp, khi về chung một nhà có thể tiếp tục bồi đắp tình cảm. Chỉ đến khi sống chung cả hai mới vỡ mộng.

Người đàn ông căng băng rôn, mang ảnh cưới đến trước cửa nhà vợ cũ để đòi lại tiền cưới.

Mới đây, một cặp đôi tại Trung Quốc đã quyết định ly hôn chỉ sau 33 ngày sống chung.

Theo trang 163 đưa tin, anh Li Shouning sống tại thành phố Trú Mã Điếm, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, được mai mối với cô Qian Yulu. Chỉ sau một thời gian ngắn tìm hiểu, cặp đôi đã quyết định đi đến hôn nhân.

Tuy thời gian yêu đương ngắn ngủi nhưng cả anh Li Shouning và cô Qian Yulu đều cho rằng cuộc hôn nhân này không gấp gáp, khi về chung một nhà có thể tiếp tục bồi đắp tình cảm, nhiều người cũng như họ nên không cần suy nghĩ quá nhiều.

Vốn hiểu hôn nhân là chuyện lớn nên anh Li Shouning cũng không hề lơ là, coi nhẹ đám cưới. Để 2 bên gia đình được mở mày mở mặt, anh Li Shouning đã chi ra một số tiền lớn để chuẩn bị cho đám cưới và sính lễ để tặng cô Qian Yulu.

Cụ thể, anh tặng 88.000 NDT (khoảng 304 triệu đồng) cho vợ sắp cưới và gia đình cô làm lễ vật đính hôn, chi 99.000 NDT (khoảng 342 triệu đồng) tiền quà cưới, 42.000 NDT (khoảng 146 triệu đồng) để mua trang sức vàng bạc.

Ngoài ra, anh còn bỏ 22.000 NDT (khoảng 76 triệu đồng) vào các phong bao lì xì tặng mọi người khi đến đón dâu, 15.000 NDT (khoảng 52 triệu đồng) phí xuống xe hoa cho cô dâu, 160.000 NDT (khoảng 554 triệu đồng) mua xe hơi…

Tổng số tiền anh Li cho cho đám cưới lên tới 510.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng). Được biết, anh đã phải vay 160.000 NDT từ người thân và bạn bè để có đủ tiền làm đám cưới.

Chẳng ai ngờ khi anh Li Shouning và cô Qian Yulu về sống chung, 2 người lại không hòa hợp nhau như cặp đôi vẫn tưởng. Hai người bất đồng ý kiến trong mọi vấn đề, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn nên thường xuyên cãi vã, có lúc không thèm nhìn mặt nhau.

Chỉ sau 33 ngày chung sống, anh Li đã đệ đơn ly hôn, đồng thời yêu cầu cô Qian cùng gia đình trả lại số tiền quà cưới và lễ vật mà anh tặng trước đó. Người đàn ông cho rằng nếu hôn nhân đã tan vỡ như vậy thì việc trả lại tiền cưới là hợp lý.

Tuy nhiên, cô Qian và gia đình nhất quyết không trả lại tiền. Bất lực và tức giận khi không đòi được tiền, anh Li đã dán băng rôn đỏ lên ô tô rồi lái đến trước cửa nhà vợ cũ, mang cả ảnh cưới của cả hai để gây áp lực. Thế nhưng, cô Qian vẫn không chịu trả tiền, buộc anh Li phải nhờ pháp luật can thiệp.

Về vấn đề trả lại quà cưới, Điều 5 trong Mục hôn nhân và gia đình của Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định 3 trường hợp có thể trả lại bao gồm: 2 bên chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn; 2 bên đã đăng ký kết hôn nhưng không chung sống với nhau; nhà trai có hoàn cảnh khó khăn và không thể tự chi trả toàn bộ số tiền quà cưới đó.

Trong trường hợp trên, xét thấy thời gian anh Li Shouning và cô Qian Yulu sống bên nhau quá ngắn nhưng số tiền anh Li Shouning chi ra cho đám cưới là khá lớn, phải vay nợ nhiều để tặng cho nhà vợ, tòa án địa phương đã phán quyết rằng cô Qian Yulu cần phải trả lại một phần tiền quà cưới cho anh Li Shouning sau khi thủ tục ly hôn của 2 người xong xuôi.

Những điều cần xem xét trước khi kết hôn

1. Bạn có phiền toái nào từ người bạn đời không?

Bạn hãy tự hỏi xem có điều gì người ấy làm bạn phiền lòng? Điều gì bạn làm cho chồng hoặc vợ tương lai của mình phiền lòng? Khi bạn biết rằng những thói quen hay hành vi của bạn làm phiền người ấy thì bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người kia để sửa đổi, đồng thời bạn sẽ nói cho người ấy biết cảm giác của mình chứ?

Bên cạnh đó, hai bạn cũng cần thống nhất với nhau về những vấn đề của phía nội và đằng ngoại. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, cả hai sẽ bàn bạc với nhau dù cho việc ấy có thể làm hỏng cuộc hôn nhân của bạn chứ?

2. Chuyện hòa hợp tình dục

Đây là điều tế nhị nhưng cũng cần phải có sự thống nhất khi đã nên vợ chồng. Hai bạn sẽ thường quan hệ tình dục hay trừ một số trường hợp ngoại lệ? Khi nào là thời gian tốt nhất làm chuyện đó? Làm thế nào để duy trì sự hòa hợp tình dục khi đời sống vợ chồng trở nên nhàm chán? Hai bạn sẽ thống nhất cùng nhau chia sẻ về ý nghĩa và ham muốn tình dục như thế nào? Có ranh giới nào cho sự thân mật không?

Ảnh minh hoạ.

3. Làm thế nào để quản lý nguồn tài chính gia đình?

Để tránh mâu thuẫn trong vấn đề tiền bạc, bạn cần phải xác định rõ những tài sản cá nhân nào của mình sẽ được gộp chung khi cưới, ai là người thanh toán những hóa đơn sinh hoạt gia đình, những khoản chi tiêu cần phải cân nhắc, giới hạn khoản tiền được sử dụng riêng, khi nào cần phải tham khảo ý kiến của người kia...

Ngoài ra, hai bạn cũng cần bàn thảo với nhau về cách tiết kiệm tiền như thế nào, mục tiêu tài chính của gia đình và cách để đạt đến mục tiêu đó. Bạn sẽ lập một tài khoản chung hay là chia ra nhiều tài khoản? Mỗi người sẽ có một khoản chi tiêu riêng hay không? Nếu có thì tối đa bao nhiêu?

4. Mình sẽ có con và nuôi dạy chúng như thế nào?

Nhìn chung hai bạn sẽ thành một đôi, làm nên một gia đình mới. Vì thế trước khi quyết định về sống chung nên nói chuyện thẳng thắn với nhau, dò hỏi ý kiến xem người bạn đời của mình thích bao nhiêu đứa con, hai vợ chồng sẽ chăm sóc chúng thế nào và lo cho gia đình ra sao? Có thuê người giúp việc không? Nhất là các đôi không cùng niềm tin tôn giáo nên thống nhất ngay từ đầu sẽ cho con theo tín ngưỡng của cha hay mẹ...

Chồng lương 50 triệu, vợ vẫn quyết ly hôn chỉ vì một tin nhắn

Ngày quyết định chia tay chồng, tôi khóc rất nhiều nhưng cuộc đời người phụ nữ không thể sống mãi bên người đàn ông như vậy.

Chồng tôi là người hiền lành, chu đáo, công việc tốt. Nhà chồng cách nhà tôi hơn 50km. Từ ngày lấy nhau, hai vợ chồng bảo ban làm ăn tích cóp để mua nhà trên thành phố. Thật may, sau khi cưới được gần một năm, công việc của chồng rất tốt, thăng tiến ầm ầm.

Chẳng mấy chốc anh được cấp trên sắp xếp cho vị trí ngoại giao tốt bởi ngoại ngữ của anh khá ổn. Lương của anh cũng ngót nghét 50 triệu. Biết chồng có sự nghiệp ổn định, tôi yên tâm lo công việc của mình và dành toàn bộ thời gian còn lại chăm sóc gia đình.

Tuy có tiền nhưng chồng liên tục nhắc tôi về tiền bạc, quản lý chi tiêu hợp lý. Thấy chồng cẩn thận tôi cũng yên tâm phần nào. Năm đó, công ty chồng được một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Số cổ phần của chồng trong công ty bỗng có giá trị lớn. Nhờ khoản tiền đó, chúng tôi mua nhà to, sắm xe sang và còn dư một ít gửi ngân hàng lấy lãi. Kể từ đó tôi không còn gánh nặng về kinh tế.

Nhưng 5 năm sau hôn nhân, mọi vấn để không hay bắt đầu xảy đến. Bố mẹ tôi ốm đau liên miên. Tôi vừa lo cho gia đình vừa lo bố mẹ đi viện, tốn kém khá nhiều. Mỗi lần tôi về thăm bố mẹ, chồng đều tỏ ra khó chịu. Anh còn nói bóng nói gió vì sợ tôi mang tiền về biếu bố mẹ.

Có lần tôi ngỏ ý đón bố mẹ lên thành phố chữa bệnh và ở nhà mình, chồng không chấp nhận. Anh nói để bố mẹ ra khách sạn gần viện ở cho tiện. Nhưng tôi hiểu, anh ích kỉ, không thích có người lạ ở trong nhà mình. Tôi với chồng cãi nhau vì chuyện đó và giận dỗi nhiều ngày.

Chong luong 50 trieu, vo van quyet ly hon chi vi mot tin nhan

Không chấp nhận được người chồng keo kiệt. Ảnh minh họa: Nguồn Pxfuel

Nhưng vì nghĩ cho con cái, tôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Vài tháng sau, mẹ lại ốm nặng phải đi viện gấp, tôi vội gọi cho chồng về chở mẹ đi. Anh mặt nặng mày nhẹ nhưng thấy tôi thái độ nên cũng đành chấp nhận.

Chồng là người trả hơn 2 triệu tiền đưa mẹ vợ đi khám lần đó. Tôi cứ tưởng khoản tiền đó anh sẽ không đoái hoài, coi như biếu mẹ. Thế nhưng từ ngày mẹ đi viện về, tôi thấy mặt anh lúc nào cũng khó chịu. Hỏi thì chồng bảo: “Mẹ em buồn cười, từ hôm đi viện, anh lo tiền như thế mà mẹ cũng không nói một câu. Dù mình có biếu mẹ số tiền đó thì mẹ cũng phải nói lời cảm ơn chứ”. Biết chồng câu nệ nên tôi nhắn với mẹ nói một câu cho phải ý anh.

Nhưng mẹ không xin mà nhắn tin nói sẽ trả lại số tiền đó cho con rể. Thật không ngờ chồng tôi đáp lại: “Vâng mẹ ạ, với con cái gì phải ra cái ấy. Mẹ đi viện thì mẹ nên chi tiền của mẹ. Mẹ đi viện mà lại không mang theo tiền thì làm bọn con khó xử đó ạ. Lần này mẹ đi viện nhỡ lần sau mẹ nhập viện, mẹ khám đắt hơn, thuốc thang nữa không lẽ bọn con cũng phải lo cho mẹ sao? Bọn con cũng đâu phải giàu có gì, tiền bạc cũng nai lưng mới kiếm được. Vợ con đi lấy chồng, không nhờ chồng thì lấy đâu ra tiền mà lo cho mẹ? Khoản 2 triệu tiền khám đó khi nào có mẹ đưa lại giúp con. Với lại, hôm đó con đi đi về về đón bố mẹ lên viện cũng hết 500 tiền xăng xe nữa. Mẹ đi taxi mà bắt người ta chờ cả ngày ở viện thế thì cũng phải hết một triệu là ít. Tổng 2,5 triệu, mẹ lo sớm cho bọn con ạ”.

Đọc tin nhắn của chồng, tôi đứng hình. Dẫu biết rằng anh có tính chi li nhưng tôi không tin anh lại hành xử như vậy với mẹ vợ. Hôm đó tôi với chồng cãi nhau to. Tưởng chồng sẽ vì chuyện tôi dọa ly hôn mà hối cải. Nhưng anh nói một câu chát đắng: "Ly hôn thì cô được lợi gì? Tôi làm ra tiền còn cô thì không? Bỏ cô, tôi thiếu gì người khác".

Sau câu nói của chồng, tôi quyết định chấm dứt hôn nhân hơn 5 năm. Tôi thà làm mẹ đơn thân, sống bên bố mẹ, phụng dưỡng bố mẹ còn hơn sống với người đàn ông ích kỉ, có tiền là khinh thường người khác.

*Độc giả giấu tên

Chồng cũ bất ngờ làm điều này khiến tôi kinh ngạc, khóc nức nở

Tôi và chồng cũ chia tay nhau không phải vì hết yêu mà vì vấn đề muôn thuở “mẹ chồng, nàng dâu”.

Cuộc hôn nhân của tôi có thể gọi là đầy oan trái. Tôi và chồng quen biết qua sự sắp đặt của người lớn. Khi đó, chồng tôi đã 32 tuổi mà tôi cũng đã 30. Hai người đều ở độ tuổi nếu gặp gỡ thì phải đặt chuyện kết hôn lên hàng đầu.