Hàng loạt quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm

(Kiến Thức) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cảnh báo thông tin quảng cáo hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm quy định trên một số website.

Theo Cục An toàn thực phẩm, trong thời gian vừa qua trên một số website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo.
Hang loat quang cao thuc pham bao ve suc khoe co dau hieu vi pham
Ảnh minh họa. 
Những trang website quảng cáo không phải do công ty sở hữu công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thực hiện. Do đó, các sản phẩm đang quảng cáo tại các website trên không đảm bảo về chất lượng, an toàn theo công bố đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Cụ thể, website benhdaukhop.net quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt khớp An Hưng Đường của công ty Cổ phần Thương mại Media;
Website lotuzzdiabetes.quora.com, linkedin.com, ok.ru: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo dược Toppy của Công ty Cổ phần Quốc tế Lotuzz;
Website trungtamthuoc.com, pharmacity.vn shoptretho.com.vn, mega3.vn: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dầu gấc Việt Nam G8, Dầu gấc viên nang Vinaga, Dầu gấc viên nang Vinaga DHA của công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam;
Website nhathuocviet.vn: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An giấc Plus của Công ty Cổ phần Dược Huệ Đức;
Website vatgia.com: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao xạ đen Hòa Bình của Công ty Cổ phần Thảo dược Hòa Bình;
Website unangbuongtrung.com.vn, suynhuocthankinh.vn, pavietnam.com: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Nga Phụ Khang của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Website viemgan.com.vn: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh của Công ty TNHH Tuệ Linh.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cần xem kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm sử dụng trên các trang website/internet hiện nay. 

Tùy tiện quảng cáo TPCN, Ecopath VN dẫn đầu danh sách bị xử phạt

(Kiến Thức) - Công ty TNHH Ecopath Việt Nam đứng đầu danh sách 7 công ty vừa bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt do vi phạm những nội dung quảng cáo sản phẩm. Tổng số tiền phạt lên tới 275,5 triệu đồng.

Theo tin từ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), chiều ngày 27/7, Cục trưởng Cục ATTP đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 cơ sở vi phạm ATTP (tính từ 5/7 – 22/7) với tổng số tiền phạt là 257,5 triệu đồng.
6/7 công ty bị xử phạt có trụ sở tại Hà Nội. Trong số này, Công ty TNHH Ecopath Việt Nam (ngõ 45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội) bị phạt nhiều nhất với số tiền phạt lên tới 90 triệu đồng vì quảng cáo 4 sản phẩm không phù hợp.

Phát hiện chất cấm nguy hiểm trong nhiều TPCN giảm béo

(Kiến Thức) - Thời gian vừa qua, thông qua chương trình giám sát chủ động, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sản phẩm giảm béo có chứa Sibutramine trên thị trường.

Phát hiện chất cấm Sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo
Ngày 23/7, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này đã có Công văn số 3811/ATTP-SP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh... về việc giám sát sản phẩm thực phẩm giảm béo có chứa Sibutramine.

Rùng mình ảo giác chết người của "Nấm ma thuật"

Cách nhận biết người có sử dụng nấm ma thuật là ảo thị, cặp mắt lờ đờ trắng dã do đồng tử giãn, vật vã, vã mồ hôi, nôn ói và thường mất ngủ.

Mới đây, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an TP Hải Phòng đã bắt giữ một vụ tàng trữ và sử dụng trái phép “nấm ma túy” hay còn gọi là “nấm thần”, “nấm thức thần”, “nấm ma thuật”... Loại nấm này có hình dạng bên ngoài tương tự các loại nấm thông thường, có mùi thơm giống nấm rơm.
Không xa lạ với giới trẻ