Hai tháng không tháo kính áp tròng, bệnh nhân khiến bác sĩ sốc

Bác sĩ giật mình sợ hãi khi phát hiện ra rằng giác mạc và kính áp tròng của anh Hoàng đã hợp thể một phần do lâu ngày anh không chịu tháo kính ra.

Anh Hoàng, ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, là một ông bố trẻ, ngoài việc đi làm, hàng ngày anh còn bận rộn giúp vợ cho con ăn, ngủ và thay tã cho con.
Bản thân anh bị cận thị hơn 600D, vì đi làm và chăm con quá mệt mỏi nên khi vừa đặt người xuống giường, anh Hoàng đã ngủ ngay, không tháo kính áp tròng ra. Thêm vào đó, việc đeo kính áp tròng thành quen, anh Hoàng không thấy khó chịu nên cũng quên luôn suốt 2 tháng.
Cho đến những ngày Tết Nguyên đán, anh Hoàng bận đi thăm họ hàng, bạn bè, thức khuya chăm sóc con cái rồi bắt đầu thấy khó chịu ở mắt, không chỉ chảy nước mắt mà còn đau nhức, sung huyết kết mạc không rõ nguyên nhân.
Cuối cùng anh Hoàng cũng nhớ ra rằng có thể là do kính áp tròng có vấn đề nên muốn tháo ra để mắt nghỉ ngơi vài ngày. Nào ngờ, lúc này lớp kính áp tròng dính chặt trên nhãn cầu, dù có gỡ thế nào cũng không thể lấy ra được.
Hai thang khong thao kinh ap trong, benh nhan khien bac si soc
  Ảnh minh hoạ.
Sau đó, bác sĩ Lý Lệ, Phó trưởng khoa Khoa Nhãn khoa của Bệnh viện số 1 Hàng Châu đã tiếp nhận trường hợp này và giật mình sợ hãi khi phát hiện ra rằng giác mạc và kính áp tròng của anh Hoàng đã hợp thể một phần do lâu ngày anh không chịu tháo kính ra.
Phải dùng rất nhiều biện pháp, bác sĩ mới lấy được kính áp tròng ra khỏi mắt anh Hoàng. Sau khi kiểm tra chi tiết, anh được chẩn đoán là bị nhiễm trùng giác mạc nặng.
Bác sĩ Lý Lệ cho biết, giác mạc của anh Hoàng bị tổn thương là do thời gian đeo quá dài, với tình trạng giác mạc hiện tại, việc đeo kính áp tròng không còn phù hợp.
Bác sĩ cũng nhắc nhở, so với các loại kính thường đeo trên mặt, kính áp tròng là một loại vật thể lạ đối với mắt, kính áp tròng mềm được phủ trực tiếp lên giác mạc, giống như che nhãn cầu bằng một lớp kính kín khí. Giác mạc bị bao phủ bởi kính áp tròng trong thời gian dài đồng nghĩa với việc bị thiếu oxy trong thời gian dài, rất dễ gây ra các bệnh về giác mạc.
Nhắc nhở mọi người, dù tận hưởng sự tiện lợi của kính áp tròng thì cũng đừng quên tháo ra thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cửa sổ tâm hồn.

Đeo kính áp tròng khi tắm có thể gây mù, bác sĩ khuyến cáo gì?

Bác sĩ nhãn khoa cảnh báo việc đeo kính áp tròng khi tắm có thể "gây mất thị lực vĩnh viễn".

Mirror đưa tin, hầu hết chúng ta không để ý đến vật dụng phổ biến trong phòng tắm như vòi hoa sen, nhưng một chuyên gia sức khỏe gần đây cảnh báo rằng thói quen vệ sinh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Chuyên gia nhãn khoa Tina Patel của Feel Good Contacts giải thích, những người đeo kính áp tròng khi tắm có nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc do Acanthamoeba cao hơn. Viêm giác mạc do amip này là một bệnh nhiễm trùng mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn hoặc mù lòa.

Thường xuyên ăn mì này, người đàn ông mắc ung thư gan

Thường xuyên ăn mì gạo đã có nốt mốc, người đàn ông 42 tuổi bị ung thư gan do aflatoxin.

Anh Trương, 42 tuổi, ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, vì trình độ học vấn thấp nên chỉ có thể cùng người thân đến công trường để làm việc, tất cả đều là công việc nặng nhọc. Theo anh Trương, để tránh cho con anh không bị mù chữ, bản thân anh chịu nhiều gian khổ cũng được. 

Đeo kính áp tròng ngủ qua đêm bị vi khuẩn ăn mòn giác mạc

Do đeo kính áp tròng ngủ qua đêm, người phụ nữ nhập viện trong tình trạng đau rát, chảy mủ vàng nhiều vùng mắt.

Bác sĩ nhãn khoa Patrick Vollmer ở Bắc Carolina, Mỹ cho biết, thời gian qua, ông thường xuyên tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện do đeo kính áp tròng ngủ qua đêm dẫn đến viêm giác mạc.