Hãi hùng lỗ đen nuốt sao, phóng tia lửa ở tốc độ ánh sáng

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học phát hiện một lỗ đen siêu lớn bắt giữ một ngôi sao lang thang, tiến hành nuốt sao, và bắn ra tia phản lực với tốc độ siêu khủng ở trong vũ trụ.

Cụ thể, các nhà khoa học đã theo dõi sự kiện này bằng kính thiên văn hồng ngoại ở trong một cặp thiên hà va chạm gọi là Arp 299, cách Trái đất 150 triệu năm ánh sáng.
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.
Ở đây, các chuyên gia đã phát hiện một ngôi sao lạ, đi lang thang, ước tính có khối lượng gấp đôi khối lượng Mặt trời, di chuyển trôi dạt cận kề một lỗ đen siêu lớn, gấp 20 triệu lần Mặt trời.
Không ngờ, lỗ đen này đã bắt gọn ngôi sao vào phía trung tâm, tiến hành xâu xé vật liệu ngôi sao.
Lúc này, hàng loạt tia lửa mang năng lượng khủng, phóng đi khắp mọi phía của lỗ đen, sau đó vươn ra không gian bên ngoài.

Mời quý vị xem video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào lỗ đen vũ trụ?

Họ ước tính tia lửa năng lượng này phóng ra với tốc độ ánh sáng, đi kèm với nhiều vật liệu bụi sao, đất đá bị đốt cháy trong lúc phóng ra, đồng tác giả Miguel Perez-Torres, thuộc Viện Astrophysical Journal của Andalusia ở Granada, Tây Ban Nha cho biết trong một tuyên bố.

Đây chính là sự tiến hóa của một lỗ đen

(Kiến Thức) - WISE1029 + 0501 còn được biết đến như là một trường hợp lỗ đen cực đoan về dòng chảy khí ion hóa, và yếu tố đặc biệt này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem điều gì xảy ra với khí phân tử trong nó.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đài Quan sát ALMA của Chi Lê tập trung vào một đối tượng vật thể được gọi là Thiên hà Bụi (DOG) có đặc điểm nổi bật: mặc dù rất mờ nhạt trong ánh sáng thường, nhưng nó rất sáng trong hồng ngoại.

Bất ngờ với lỗ đen nhị phân hình thành sao trong NGC 6240

(Kiến Thức) - Trong khi hầu hết các thiên hà chỉ giữ một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của chúng, NGC 6240 có tới hai và chúng đang xoay quanh nhau trong các bước cuối cùng trước khi va chạm.

NGC 6240 là một cặp thiên hà hợp nhất cách khoảng 400 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ophiuchus. Nó kéo dài 300.000 năm ánh sáng và có một hình dạng dài với phân nhánh vòng và đuôi. 
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature cho thấy gió khí thải sinh ra bởi các lỗ đen siêu lớn trong thiên hà NGC 6240 có thể đã bắt đầu sản sinh các ngôi sao mới.