Lỗ đen lạ phát triển với tốc độ cực nhanh gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện lỗ đen phát triển nhanh nhất trong số những lỗ đen từng được tìm thấy và nó có thể tiêu thụ một khối lượng vật liệu khổng lồ, như một con "quái vật".

Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, xác nhận có một vật thể chiếu sáng rực rỡ, bản chất là một lỗ đen, dường như có khối lượng khoảng 20 tỷ lần mặt trời.
"Lỗ đen này phát triển nhanh đến nỗi nó chiếu sáng có cường độ gấp hàng ngàn lần ánh sáng trong thiên hà, do đó tất cả các khí mà nó hút hàng ngày gây ra rất nhiều lực ma sát và nhiệt", Christian Wolf, nhà thiên văn học tại Đại học Quốc gia Úc và tác giả đầu tiên về nghiên cứu mới cho biết trong một tuyên bố.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
"Nếu chúng ta có con quái vật này nằm ở trung tâm thiên hà Milky Way, nó sẽ chiếu sáng mạnh hơn 10 lần so với ánh sáng từ mặt trăng tròn. Nó sẽ xuất hiện như một ngôi sao cực kỳ sáng chói, gần như sẽ ngốn sạch tất cả các ngôi sao trên bầu trời", nhà khoa học nói thêm.
May mắn thay, lỗ đen này ở đủ xa để không gây ra những viễn cảnh kinh dị trên.

Mời quý vị xem video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào lỗ đen vũ trụ?

Năng lượng phát ra chủ yếu là ánh sáng cực tím, nhưng nó cũng phóng tia X. "Nếu con quái vật này là trung tâm của dải ngân hà, nó có thể sẽ làm cho cuộc sống trên trái đất không thể “yên ổn” với số lượng lớn các tia X phát ra từ nó", Wolf nói.
"Chúng tôi không biết làm thế nào lỗ đen này lại phát triển lớn như vậy, nhanh như vậy trong những ngày đầu của vũ trụ", Wolf nói.
Wolf nói thêm rằng những lỗ đen xa xôi như thế này có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu thêm vũ trụ khi còn sơ khai.

Bất ngờ với công bố về môi trường lỗ đen sáp nhập

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể hợp nhất nhiều lần trong các cụm sao cầu, các cụm sao lớn và nhỏ gọn thường quay quanh các thiên hà - và có mật độ dày từ hàng trăm đến hàng triệu ngôi sao.

Các cụm sao hình cầu luôn thu hút sự quan tâm của các nhà thiên văn học kể từ lần đầu tiên quan sát thấy trong thế kỷ 17. Các cụm sao hình cầu là đối tượng được biết đến nhiều nhất trong vũ trụ, có thể tìm thấy ở hầu hết các thiên hà.
Tùy thuộc vào kích thước và loại thiên hà mà số lượng các cụm thay đổi, với các thiên hà elip chứa hàng chục ngàn trong khi các thiên hà như Milky Way có trên 150.

Điều gì xảy ra nếu lỗ đen "quái vật" nằm sát Trái Đất?

(Kiến Thức) - Lỗ đen là một trong những đối tượng cực đoan, nguy hiểm nhất trong vũ trụ,  nó chuyên gia nuốt chửng sao và hút vật chất, năng lượng. Giả sử lỗ đen nằm ngay cạnh Trái đất thì điều gì sẽ xảy ra?

Một viễn cảnh kỳ thú mà Kevin Pimbblet, giảng viên vật lý ở Đại học Hull, Anh đưa ra cho thấy, nếu như lỗ đen nằm sát Trái đất chúng ta thì đầu tiên, phần khu vực mặt Trái đất giáp lỗ đen sẽ chịu tác động của lực siêu khủng hơn các phần còn lại.

Nguồn ảnh: Google.
 Nguồn ảnh: Google.