Hải Dương "bắt xe tải bỏ đĩa"

(Kiến Thức) - Các trạm cân lưu động vừa được triển khai tại Hải Dương (để xử lý xe quá tải) đã bộc lộ nhiều bất cập, khiến việc xử lý bất khả thi, như bắt cóc bỏ đĩa.

Mạnh tay với xe quá tải
Ngày 12/3, Ban an toàn giao thông tỉnh Hải Dương ra quân liên ngành (gồm 5 lực lượng là Thanh tra sở GTVT, CSGT, Cảnh sát cơ động, Kiểm sát quân sự và Ban an toàn giao thông tỉnh Hải Dương) để thí điểm mô hình trạm cân lưu động trên một số tuyến quốc lộ, trấn áp các phương tiện chở quá tải.
Cụ thể, trong ngày ra quân đầu tiên, lực lượng liên ngành đã kiểm tra xe lưu động tại km 78+100 quốc lộ 37 đoạn qua thị xã Chí Linh (Hải Dương), xử lý 8 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt 80,8 triệu đồng. Hầu hết các xe được yêu cầu kiểm tra tải trọng đều vi phạm, trong đó có một số trường hợp quá trọng tải thiết kế từ 80-100%.
Trạm cân lưu động ở Hải Dương được thí điểm để xử lý xe quá tải.
 Trạm cân lưu động ở Hải Dương được thí điểm để xử lý xe quá tải.
Trong ngày 13/3, lực lượng liên ngành tiếp tục kiểm tra lưu động, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi chở hàng quá tải trọng trên quốc lộ 5, nơi có lưu lượng phương tiện vận tải chở hàng hóa lớn. Nhiều tuyến đường khác như quốc lộ 37, quốc lộ 38B cũng được quan tâm để ngăn chặn các phương tiện quá tải lẩn tránh qua các trạm kiểm tra lưu động.
Theo đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh Hải Dương, việc ra quân triển khai các trạm cân lưu động là việc làm cần thiết để mạnh tay xử lý các xe quá tải lưu thông trên các tuyến quốc lộ. Trước đó, trên hầu hết các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ có rất nhiều các phương tiện quá tải lưu thông trên đường, gây xuống cấp hạ tầng giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông tại Hải Dương.
Vẫn còn nhiều bất cập
Trạm trưởng trạm cân lưu động tỉnh Hải Dương, ông Mạc Văn Thái cho biết, từ ngày đầu ra quân đến nay, việc đưa trạm cân lưu động đã khiến nhiều xe quá tải phải chùn tay. Tuy nhiên việc triển khai các trạm cân lưu động đang bộc lộ nhiều bất cập.
“Hiện nay, tại các vị trí đặt trạm cân lưu động không có bãi chứa, không có phương tiện hạ tải, bất cập này khiến việc xử lý các phương tiện quá tải như “bắt cóc bỏ đĩa”. Chỉ xử phạt xong lại cho đi nên hiệu quả thấp. Hàng hóa các phương tiện quá tải chở rất đa dạng nên không chỉ một thiết bị hạ tải mà áp dụng với tất cả các hàng hóa. Thực tế, ứng với mỗi loại hàng hóa phải có những thiết bị hạ tải khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trạm cân lưu động phải kèm theo hàng chục phương tiện đi theo thì rất bất tiện”, ông Mạc Văn Thái cho hay.
Nhiều bất cập khiến việc xử lý xe quá tải như "bắt cóc, bỏ đĩa".
 Nhiều bất cập khiến việc xử lý xe quá tải như "bắt cóc, bỏ đĩa".
“Hơn nữa, khi thấy trạm cân lưu động, các lái xe chở xe quá tải đã dùng nhiều biện pháp để né tránh, thậm chí câu giờ đến khi đoàn liên ngành nghỉ thì mới lưu thông, gây khó khăn cho quá trình xử lý vi phạm”, ông Thái cho biết.

Ném bạn còn sống xuống sông rồi thản nhiên viếng tang

(Kiến Thức) - "Trời ơi con tôi chết thảm quá, bị cột chặt trong bao nhưng nó còn sống rồi bị ném xuống sông cho đến chết..."

Tiếng khóc nghẹn ngào của bà Nguyễn Thị Lệ (mẹ nạn nhân Lư Vĩnh Đạt) khi bà nghe kể lại lời khai của kẻ giết con mình tại cơ quan công an.

Nguyên GĐ ngân hàng có nhà 40 tỷ đối mặt án tử

(Kiến Thức) - Bị cáo Vũ Việt Hùng, nguyên giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông bị đề nghị án tử hình.

Chiều ngày 12/3, sau hai ngày đưa vụ đại án tham nhũng ra xét xử sơ thẩm, đại viện VKSND tỉnh Đắk Nông giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Vũ Việt Hùng, nguyên giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông án tử hình.
Các bị cáo tại tòa
 Các bị cáo tại tòa
Cụ thể, bị cáo Vũ Việt Hùng bị đề nghị hình phạt chung thân cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 15 đến 16 năm tù cho tội vi phạm trong công tác cho vay tín dụng; tử hình về tội nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Chính thức bỏ điểm sàn thi tuyển sinh

Các trường có thể tổ chức 1 đến 2 lần tuyển sinh trong năm; điểm sàn được bỏ và thay vào đó là ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy. Theo đó, các trường có thể tổ chức 1 đến 2 lần tuyển sinh trong năm; điểm sàn được bỏ và thay vào đó là ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng. Thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ 17/3/2014.