Hà Nội tiêm mũi 4 vắc xin COVID-19 trong tháng 6

Hà Nội vừa lên kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 2 (mũi 4) đồng loạt trên các địa bàn ngay trong tháng 6/2022.

Hà Nội triển khai tiêm mũi 4 vắc xin COVID-19 nhằm củng cố, tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. 

Trong trường hợp bố trí được nguồn vắc xin, thành phố có thể mở rộng đối tượng tiêm theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Ha Noi tiem mui 4 vac xin COVID-19 trong thang 6

Tiêm vắc xin COVID-19 cho thai phụ ở Hà Nội. (Ảnh: Suckhoedoisong)

Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% người thuộc diện cần tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin COVID-19 sẽ được tiêm. Thời gian thực hiện từ tháng 6/2022, triển khai đồng loạt trên địa bàn toàn thành phố. Tất cả sẽ được tiêm chủng miễn phí theo hình thức tiêm chủng chiến dịch, tiêm ngay khi tiếp nhận vắc xin từ Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương). 

vắc xin sử dụng để tiêm mũi 4 tại Hà Nội gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca hoặc vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1). 

Thành phố giao Sở Y tế Hà Nội là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch COVID-19 chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai chiến dịch này trên địa bàn.

Theo thống kê của Sở Y tế, đến nay, gần 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 (nhắc lại lần 1), gần 100% trẻ từ 12-17 tuổi tiêm vắc xin đủ 2 mũi. Trong khi đó, với trẻ từ 5-11 tuổi, hơn 181.600 trẻ được tiêm mũi 1 (sau hơn 2 tháng triển khai).

2 “nên”, 2 “tránh” khi ăn uống giúp “cựu F0” bớt mệt mỏi

Rất nhiều F0 sau khi khỏi bệnh cơ thể vẫn mệt mỏi, mất ngủ, ho,… Vì vậy, vấn đề bổ sung dinh dưỡng như thế nào để nhanh hồi phục sức khỏe.

PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe Cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: “Ăn uống không chỉ để phục hồi sức khỏe sau Covid mà còn để duy trì thói quen này khi cơ thể trở lại hoạt động bình thường. Tùy vào cơ địa mỗi người, có nhiều trường hợp người bệnh ăn ngon miệng hơn sau khi mắc Covid”.

Cũng theo bác sĩ Thanh không có loại thực phẩm nào giúp bệnh nhân khỏe ngay. Tốt hơn hết là người bệnh nên tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học để duy trì được năng lượng cần thiết mỗi ngày.

Thức dậy buổi sáng có dấu hiệu này, coi chừng bạn mắc ung thư

Theo Trung tâm Nghiên cứu Ung thư của Anh, triệu chứng này xuất hiện khi bạn thức dậy vào buổi sáng có thể cảnh báo bạn đã mắc ung thư.

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu
 Theo Express, kết quả điều trị ung thư phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Các tế bào ung thư sẽ lây lan nếu chúng không được phát hiện kịp thời. Ảnh: Getty. 

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-2
 Tuy nhiên, việc phát hiện ra bệnh sớm hay muộn có thể bị ảnh hưởng do các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Một số thay đổi trên cơ thể có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư nhưng dễ bị bỏ qua. Ảnh: Boldsky.

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-3
Trung tâm Nghiên cứu Ung thư của Anh cảnh báo mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng có thể là "triệu chứng đáng lo ngại nhất" của bệnh ung thư. Khi mệt mỏi, cơ thể bạn kiệt sức và thiếu năng lượng. Đó có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư hoặc một tác dụng phụ của việc điều trị. Ảnh: Boldsky.  

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-4
"Tình trạng mệt mỏi kéo dài bao lâu, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện cảm giác này ở mỗi người là khác nhau", Trung tâm Nghiên cứu Ung thư của Anh giải thích. Ảnh: ICS.  

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-5
 Các dấu hiệu mệt mỏi bao gồm: - Thiếu năng lượng: Bạn có thể chỉ muốn nằm trên giường cả ngày. Ảnh: Conversation. 

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-6
 - Các vấn đề về giấc ngủ như không ngủ được hoặc giấc ngủ bị xáo trộn. Cảm thấy lo lắng, buồn bã hoặc chán nản. Ảnh: ACS. 

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-7
 - Đau cơ: Bạn có thể cảm thấy khó leo cầu thang hoặc mệt mỏi khi đi bộ dù quãng đường ngắn. Ảnh: DC. 

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-8
 - Khó thở sau khi làm những việc nhỏ như tắm hoặc dọn giường. Ảnh: DE. 

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-9
 - Khó tập trung, ngay cả khi chỉ xem TV hoặc nói chuyện với bạn bè. Không hứng thú làm những việc mà bạn vốn yêu thích...Ảnh: Boldsky. 

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-10
Các triệu chứng chung khác của bệnh ung thư bao gồm một khối u đột nhiên xuất hiện trên cơ thể, chảy máu không rõ nguyên nhân và thay đổi thói quen đi tiêu. Ảnh: BBC.  

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-11
 Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng trên không liên quan đến ung thư mà có thể là do bệnh lý khác. Ảnh: Boldsky. 

Thuc day buoi sang co dau hieu nay, coi chung ban mac ung thu-Hinh-12
Khi đó, bạn nên đến bệnh viện khám để biết chính xác về tình trạng sức khỏe và được điều trị kịp thời. Ảnh: ACC.  

Tiếp tục yêu cầu Bộ Y tế kiểm điểm việc chậm mua vắc xin phòng COVID- 19 cho trẻ em

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo kiểm điểm việc mua vắc xin trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Tiep tuc yeu cau Bo Y te kiem diem viec cham mua vac xin phong COVID- 19 cho tre em

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long truyền đạt ý kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc kiểm điểm việc mua vắc xin cho trẻ em.