Hà Nội ô nhiễm không khí: Bệnh dễ mắc nhất với trẻ là gì?

(Kiến Thức) - Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội dường như đang ở mức báo động. Các chuyên gia y tế cảnh báo không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nặng nề tới hệ hô hấp đặc biệt là những người mắc các bệnh mạn tính và trẻ nhỏ.

Ô nhiễm không khí khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với 1,7 triệu ca, tức là chiếm đến 1/4 tổng số trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong là do môi trường ô nhiễm như nước và không khí nhiễm bẩn, khói thuốc lá, thiếu vệ sinh gây ra.
Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí ở Hà Nội rất nguy hiểm với trẻ em. Các cơ quan và hệ miễn dịch đang phát triển khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ nguồn không khí ô nhiễm và nước bẩn với những căn bệnh phổ biến nhất dẫn đến tử vong ở trẻ em như: sốt rét, kiết lị, viêm phổi… là những bệnh đều có thể ngăn chặn nếu như có nguồn nước và thức ăn sạch.
Theo WHO, sức khỏe của trẻ đã bắt đầu bị ảnh hưởng từ trong bụng mẹ và nếu phải tiếp tục sống trong một bầu không khí ô nhiễm bởi khói, bụi và thuốc lá, trẻ em sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh hô hấp mãn tính như hen suyễn. Không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân cho các bệnh tim mạch, ung thư và thậm chí đột quỵ.
Ha Noi o nhiem khong khi: Benh de mac nhat voi tre la gi?
Sống trong một bầu không khí ô nhiễm bởi khói, bụi và thuốc lá, trẻ em sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh hô hấp mãn tính như hen suyễn. Ảnh: Internet.
WHO lưu ý rằng trẻ em sống trong những gia đình không có nước sạch hoặc bị ô nhiễm do khói từ nhiên liệu không sạch như than đá sẽ dễ mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Trẻ cũng có nguy cơ dễ phơi nhiễm những hóa chất độc hại thông qua thực phẩm, nước, không khí và các sản phẩm xung quanh.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trẻ sống trong không khí ô nhiễm, khói thuốc lá từ người khác có nguy cơ nhiễm viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp cao hơn hẳn. Bên cạnh những rủi ro kể trên, báo cáo của WHO còn báo động những mối nguy hiểm môi trường "mới" ngày càng đáng lo ngại, có liên quan đến các hoạt động công nghiệp trên thế giới như phơi nhiễm các chất gây ô nhiễm, các chất thải điện và điện tử cũng như là hiện tượng biến đổi khí hậu.
Nói về những tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người, PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nhiều tới vấn đề phát sinh các bệnh về đường hô hấp. Trong đó đặc biệt người già và trẻ nhỏ là hai đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đối tượng các cháu nhỏ sức đề kháng kém, khi niêm mạc đường hô hấp hít phải các chất bụi, hoặc khỏi trong không khí cũng rất dễ làm tổn thương niêm mạc. Thế nên trẻ em cũng rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.
Với trẻ nhỏ, nếu tính trên kg cân nặng thì nhu cầu hít thở oxy nhiều hơn người lớn, nhưng sức đề kháng và hệ miễn dịch lại yếu. Tuy nhiên, trẻ nhỏ lại có xu hướng thích hoạt động ngoài trời nhiều hơn nhưng không có ý thức tự bảo vệ cơ thể mình nên rất dễ cơ mắc các bệnh do ô nhiễm không khí.
Các biện pháp bảo vệ khỏi tình trạng ô nhiễm
Để hạn chế những tác nhân xấu này, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đã đưa ra lời khuyên: Người dân cần theo dõi dự báo trên các trang thông tin đại chúng để biết được những thông số về mức an toàn trong không khí, từ đó có những kế hoạch di chuyển và phòng vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Những ngày mức độ ô nhiễm không khí cao chúng ta nên hạn chế ra ngoài đặc biệt là qua những khu vực bị ảnh hưởng nặng. Khi đi ra ngoài đường phải đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi trong không khí.
Ha Noi o nhiem khong khi: Benh de mac nhat voi tre la gi?-Hinh-2
Những ngày mức độ ô nhiễm không khí cao chúng ta nên hạn chế ra ngoài đặc biệt là qua những khu vực bị ảnh hưởng nặng. Ảnh: Internet.
Hiện nay, khẩu trang bán trên thị trường tuy có tác dụng ngăn ngừa sự độc hại của khói bụi nhưng cũng chỉ ở mức độ thấp. Trên thực tế, với những bụi mịn trong không khí đều có thể xuyên qua các lớp của khẩu trang. Vì vậy người dân nên chọn những loại khẩu trang dày, nhiều lớp sẽ có tác dụng ngăn khói bụi tốt hơn.
Với những gia đình gần khu vực ô nhiễm cao nên đóng cửa những lúc không cần thiết và sử dụng máy lọc không khí để hạn chế những tác nhân ô nhiễm.

80% ung thư do không khí ô nhiễm, rượu bia, thực phẩm bẩn

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư việt Nam thì trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư, 80% là do các yếu tố ngoại sinh từ môi trường, như không khí ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá và thực phẩm bẩn.

Mỗi người trong chúng ta đều mang các gen sinh ung thư, nhưng các gen này có biểu hiện thành bệnh hay không chủ yếu phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống của bản thân. Như vậy, phòng tránh ung thư là một việc hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng được trang bị kiến thức để làm việc đó, bởi đa số chúng ta đều nghĩ, ung thư là do số mệnh.

Dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ mà chị em chớ xem thường

(Kiến Thức) - Nguy cơ đột quỵ càng tăng cao ở những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng thuốc lá, hay người đang mang thai. Do đó, chúng ta cần nắm được những dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ để cấp cứu kịp thời.

Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong

Hầu hết mọi người thường cho rằng đột quỵ chỉ xuất hiện khi tuổi già ập đến. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ phụ nữ trẻ bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Tất cả các cơn đột quỵ đều cần điều trị càng sớm càng tốt. Sau đây là dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới và tất cả các lứa tuổi.

Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-2
Ngất xỉu: Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể gặp triệu chứng mất thăng bằng nhưng việc mất ý thức đột ngột vẫn xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ. Ngất xỉu có thể liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhưng đột nhiên ngất hoặc mất ý thức mà không có bất kỳ yếu tố môi trường nào khác tác động, lại là một dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-3
Khó thở có thể là một dấu hiệu bất thường sau khi đột quỵ khởi phát. Khó thở mà không có bất kỳ tiền sử nào về vấn đề hô hấp là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không nên bỏ qua.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-4
Nấc cụt liên tục: Thông thường, những tiếng nấc cụt sẽ kéo dài trong khoảng 30 giây và chấm dứt. Nhưng nếu bạn bị nấc cụt dai dẳng, khó chữa, nó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-5
Bị co giật: Đột quỵ rất nguy hiểm vì chúng có thể nhanh chóng gây tổn thương não - và co giật có thể là một dấu hiệu của tổn thương não. Nếu bạn bị cơn co giật đột ngột, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-6
Choáng váng và buồn nôn: Chóng mặt, đặc trưng bởi buồn nôn và choáng váng, là một triệu chứng ít được biết đến của đột quỵ nhưng nó lại thường gặp ở phụ nữ. Đây cũng có thể là một triệu chứng của ngộ độc thực phẩm hoặc cúm. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên gọi cho bác sĩ, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng trên.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-7
Xuất hiện cơn đau đầu cấp: Chứng đau nửa đầu kinh niên làm tăng nguy cơ tử vong hoặc đột quỵ 50%, theo một nghiên cứu mới được công bố trên British Medical Journal (Tập san y khoa). Theo Cơ quan An ninh Quốc gia, phụ nữ chiếm đa số những người bị đau nửa đầu ở Mỹ.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-8
Khuôn mặt không phản ứng: Khuôn mặt có thể cảm thấy tê liệt hoặc không phản ứng nhanh nhạy, đặc biệt là ở một bên, ví dụ như bạn mỉm cười và một góc miệng sẽ không di chuyển. Đây thường là triệu chứng đầu tiên của đột quỵ mà mọi người nên chú ý, theo CDC. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua dấu hiệu này.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-9
Cảm thấy mất ý thức và yếu đuối: Cánh tay của bạn sẽ không cử động linh hoạt như bình thường. Điều này thường xảy ra ở một bên cơ thể của bạn, trong trường hợp đột quỵ, khi nhấc hai tay lên và giữ chúng trong 5 giây ở góc 90 độ, 1 tay sẽ bị rơi xuống. Bên cạnh đó, nếu đột nhiên cơ thể cảm thấy uể oải, khuôn mặt trở nên đỏ, khó thở và đánh trống ngực thì rất có thể đó là dấu hiệu đột quỵ sắp xảy ra.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-10
Gặp khó khăn khi nói: Đây có thể là dấu hiệu dễ thấy nhất đối với những người bị đột quỵ. Bạn có thể kiểm tra người thân bằng cách yêu cầu người đó phát âm một cụm từ đơn giản hoặc nói tên, cả hai trường hợp nói chậm và không có câu trả lời đều là dấu hiệu của đột quỵ.
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-11
Tăng huyết áp: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và đột quỵ là một trong những mối liên quan chặt chẽ nhất trong tất cả các yếu tố nguy cơ. Giảm huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. 
Dau hieu dot quy o phu nu ma chi em cho xem thuong-Hinh-12
Biết được những dấu hiệu của đột quỵ ở phụ nữ chỉ là bước đầu tiên. Quan trọng nhất là phòng ngừa. Duy trì cân nặng vừa phải, có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bỏ hút thuốc, không uống rượu. Tập thể dục tối thiểu 20 phút mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock, Internet.

Video "Vì sao người trẻ, khỏe cũng bị đột quỵ?". Nguồn: VTC.

Những bộ phận cơ thể không ngờ nhiều vi khuẩn cần vệ sinh đến vậy

(Kiến Thức) - Vệ sinh cơ thể là điều quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa những căn bệnh nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Bạn cần lưu ý vệ sinh thật kĩ một số bộ phận cơ thể ít được chú ý sau.

Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay

Da đầu: Dù gội đầu thường xuyên nhưng chưa chắc da đầu của chúng ta đã được sạch hoàn toàn. Thứ nhất là do chúng liên tục tiết dầu nhờn, thứ hai các tác nhân môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm... chính là những điều kiện làm da dầu và cả tóc dễ bị bẩn. Do vậy, khi gội đầu, bạn nên xoa bóp bằng nước ấm để tăng lưu lượng máu giúp thư giãn và loại bỏ phần da chết, dầu thừa.

Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-2
Lưng: Là bộ phận cơ thể nằm khuất nên dù có tắm thật kĩ nhưng lưng vẫn không thể nào được chà sạch. Những tế bào chết hay chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lưng có thể gây ra nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Bạn có thể dùng bọt biển để chà xát nhẹ nhàng phần lưng khi tắm.
Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-3
Phần kẽ móng tay: Rửa tay thường xuyên là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách ở móng tay, đặc biệt là phần bên dưới móng. Bởi thế, khi vệ sinh tay bạn hãy nhớ làm sạch "từ gốc đến ngọn" để ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể.
Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-4
Khu vực đằng sau tai: Khi vực này thường tiết ra nhiều mồ hôi nên sẽ ẩm và có độ nhờn. Thêm vào đó, với hình dạng lõm nên chúng dễ tích tụ lại bụi bẩn mà khi tắm chúng ta không vệ sinh kĩ.
Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-5
Bàn chân và ngón chân: Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-6
Lỗ rốn: Quần áo hở bụng, khoe rốn có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ vào khi vực này. Với kết cấu sâu và nhỏ, lỗ rốn là bộ phận mà chúng ta thường hay quên vệ sinh trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng tăm bông có ngâm nước ấm để làm sạch lỗ rốn khoảng 3 lần/tuần. Tuy nhiên nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì khi bị tác động mạnh chúng dễ gây ra đau bụng.
Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-7
Lưỡi: Vùng lưỡi có cấu tạo phức tạp nên vi khuẩn hoặc thức ăn thừa sẽ dễ tích tụ lại khiến hơi thở bốc mùi, thậm chí là hư hại răng. Do vậy, nên chú ý chà sạch lưỡi nhẹ nhàng khi chải răng. 
Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-8

Vùng gáy: Chúng ta thường chỉ chú ý đến việc vệ sinh ở phía trước cổ, còn đằng sau cổ (gáy) thì lại ít quan tâm đến. Tuy nhiên, khi bạn vận động ra mồ hôi hay xõa tóc thì vi khuẩn sẽ phát triển tại vùng gáy nhiều hơn. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng gáy mỗi khi tắm.

Nhung bo phan co the khong ngo nhieu vi khuan can ve sinh den vay-Hinh-9
Khuỷu tay: Bộ phận này thường sẫm màu do những tế bào da khô, vảy bong tróc ở khu vực này không được làm sạch thường xuyên. Thêm vào đó, thói quen chống tay lên bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn... cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào khuỷu tay. Bạn có thể bị viêm mô da nếu bạn không vệ sinh chúng kĩ lưỡng. Ảnh: Shutterstock. 

Video "7 công dụng làm đẹp của bàn chải đánh răng". Nguồn: VTC.