Hà Nội đã tiêm 38.233 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 14 tuổi

Ngày 27/11, Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 14 tuổi (tương đương lớp 9) tại các quận huyện.

Phụ huynh được yêu cầu theo sát con trong và sau khi tiêm để theo dõi sức khoẻ. Các trường tổ chức quy trình tiêm một chiều, đảm bảo giãn cách, hạn chế tập trung đông người cùng lúc. Loại vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho học sinh là Pfizer.
6 giờ sáng, chị Phạm Thị Mai Hương có con học lớp 9 tại Trường THCS Trưng Vương quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã dậy nấu đồ ăn sáng để đưa con kịp đến trường tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Được tiêm vắc xin là điều mà gia đình mong ngóng từ lâu nên khi có thông tin, gia đình lập tức đăng ký cho 2 con gái tiêm phòng.
“Khi đi tiêm, dù vẫn có chút lo lắng, hồi hộp nhưng con được tiêm vắc xin sớm giờ nào, an tâm giờ đó. Sau này, con có thể được ra đường, đi học hoà nhập với bạn bè thay vì ru rú trong nhà”, chị Hương nói.
Ha Noi da tiem 38.233 mui vac xin phong COVID-19 cho tre 14 tuoi
 Học sinh tiêm phòng tại Trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sáng 27/11. Ảnh: Quỳnh Anh
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Hiệu trưởng Trường THCS Gia Thụỵ, quận Long Biên (Hà Nội) nói rằng, do đối tượng tiêm là học sinh nhỏ tuổi nên trước đó, nhà trường thông báo, phụ huynh phải có mặt ở trường trong suốt thời gian tiêm, theo dõi sau tiêm cùng con. Giáo viên lưu ý phụ huynh cho con ăn no trước khi tiêm; mặc áo cộc ở bên trong, áo ấm bên ngoài nhằm thuận tiện cho nhân viên y tế tiêm chủng.
Theo kế hoạch của Trung tâm Y tế Quận Long Biên, đợt này sẽ tiêm 5.284 mũi 1 cho trẻ từ 14 tuổi trên địa bàn theo lộ trình hạ dần độ tuổi. Trung tâm Y tế triển khai tiêm tại tất cả các trường THCS trên địa bàn quận. Đơn vị đề nghị các bệnh viện bố trí lực lượng tham gia dây chuyền tiêm chủng và Tổ cấp cứu để xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
Sau khi tiêm xong, học sinh sẽ được nhập dữ liệu mũi tiêm tại nơi theo dõi sau tiêm, đảm bảo chứng nhận ngừa COVID-19 trong Sổ sức khoẻ điện tử phản ánh đúng số mũi tiêm.
Bà Phạm Thị Xuân Oanh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân cho biết, sau khi thông báo có 97% phụ huynh đồng ý đăng ký cho con tiêm phòng. Đề phòng dịch bệnh, trường học được yêu cầu tổ chức quy trình tiêm một chiều, trong đó, từ cổng trường, học sinh được đo thân nhiệt, khám sàng lọc. Học sinh đủ điều kiện sẽ được chuyển sang phòng tiêm.
Sau khi tiêm xong, các em ở lại điểm tiêm 30 phút theo dõi sức khoẻ và ra về bằng cổng sau, không tiếp xúc với học sinh khác. Trong ngày tiêm, toàn trường chia làm 5 khung giờ, mỗi khung giờ chỉ ít lớp và mỗi lớp bố trí 2 giáo viên chủ nhiệm và 2 phụ huynh hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong suốt thời gian làm thủ tục và tiêm vắc xin.
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng Phòng GD&ĐT Thanh Xuân thông tin, trong đợt tiêm này, Trung tâm Y tế quận tổ chức tiêm chủng cho toàn bộ học sinh trường THCS trên địa bàn với 5.065 em. Trung tâm Y tế quận tổ chức, bố trí lực lượng phối hợp các lực lượng, nhà trường tổ chức tiêm phòng, đảm bảo an toàn cho học sinh. Trong đó, các nhà trường được yêu cầu bố trí lực lượng giáo viên điều tiết, hướng dẫn học sinh đến điểm tiêm đúng giờ, giãn cách đúng quy định.
Trong khi đó, tại huyện Sóc Sơn, học sinh được tiêm tại các Trạm Y tế xã, thị trấn. Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn yêu cầu các nhà trường thông báo trước cho phụ huynh học sinh về lợi ích của tiêm phòng cũng như các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm. Tại các điểm tiêm đều được lập Tổ cấp cứu lưu động đề phòng trường hợp các em có phản ứng sau tiêm. Trong ngày tiêm, các trường cử giáo viên đến điểm tiêm hỗ trợ hướng dẫn, phân luồng học sinh.
Trong khi đó, tại quận Hà Đông, Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội) đã phát hiện một học sinh mắc COVID-19 sau khi em này đến trường tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Ông Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi cho biết, ngày 24/11, trường phối hợp lực lượng Y tế tiêm chủng cho học sinh từ lớp 10-12. Đa số học sinh đều đăng ký tiêm đợt này. Đến ngày 26/11, một học sinh ở lớp 12A3 có kết quả xét nghiệm mắc COVID-19. Học sinh được xét nghiệm ở nơi cư trú và trước đó có sức khỏe bình thường, không thuộc diện F0, F1 hay F2 nên đến trường tiêm theo lịch.
“Ngay sau khi nhận được thông tin, nhà trường đã thông báo tới toàn thể học sinh, phụ huynh của trường tự cách ly tại nhà, theo dõi sức khoẻ. Nếu có bất thường liên hệ với cơ quan Y tế địa phương, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để kịp thời xử lý. Học sinh đến tiêm theo khung giờ nên số lượng học sinh tiếp xúc không nhiều”, ông Trung nói.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD&ĐT Hà Đông cho biết, qua khảo sát ý kiến cho thấy, đa số phụ huynh mong muốn con sớm được tiêm phòng. Học sinh cũng mong được tiêm để sớm đến trường. Trong ngày đầu tiêm chủng cho đối tượng học sinh THCS, địa bàn chỉ triển khai tiêm cho học sinh ở 2 trường gồm THCS Lê Lợi và THCS Lê Hồng Phong.
Thống kê ngày đầu tiên tiêm vắc xin cho trẻ 14 tuổi tại Hà Nội cho thấy đã tiêm được 38.233 mũi tiêm. Kết quả tiêm cho trẻ 15-17 tuổi: trong ngày 11.466 mũi tiêm. Cộng dồn tới 17h30 ngày 27/11 toàn thành phố tiêm được 277.747 mũi tiêm.

Chi tiết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin vừa ký kết

Chiều 27/7, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vắc-xin COVID-19 với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Chi tiet 3 hop dong chuyen giao cong nghe vac-xin vua ky ket
Dây chuyền gia công và đóng ống vắc-xin COVID-19 Sputnik-V tại Việt Nam do Vabiotech thực hiện Ảnh: Long Phạm 
Theo đó, Vabiotech cùng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19. Công nghệ vắc-xin được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein, tức công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc-xin và công nghệ.

Hà Nội thêm 272 ca COVID-19 mới, hơn 38.000 trẻ 14 tuổi được tiêm vaccine

272 ca COVID-19 mới phát hiện tại 27 quận/huyện ở Hà Nội, trong đó quận Đống Đa có số lượng nhiều nhất với 71 trường hợp.

Sở Y tế Hà Nội tối 27/11 thông báo ghi nhận thêm 272 ca COVID-19, trong đó có 146 ca cộng đồng, 88 ca khu cách ly và 38 ca khu phong tỏa.

Lý do biến chủng Omicron đáng lo ngại

Các vaccine hiện tại vẫn có thể kìm hãm biến chủng Delta. Tuy nhiên, nguy cơ hiệu quả của vaccine với chủng Omicron sẽ bị giảm nhiều lần.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đặt tên cho biến chủng SARS-CoV-2 mới xuất hiện ở Botswana, Nam Phi (tên khoa học B.1.1.529). Đây là biến chủng được coi là rất nguy hiểm vì khả năng lây lan có thể hơn 5 lần Delta. Trước đó, biến chủng Delta đã khiến hàng loạt quốc gia quay trở lại với ác mộng Covid-19 sau khi tưởng như đã kiểm soát được dịch bệnh.

Biến chủng Omicron có nhiều điều lạ và đáng lo ngại.