Chi tiết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin vừa ký kết

Chiều 27/7, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vắc-xin COVID-19 với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Chi tiet 3 hop dong chuyen giao cong nghe vac-xin vua ky ket
Dây chuyền gia công và đóng ống vắc-xin COVID-19 Sputnik-V tại Việt Nam do Vabiotech thực hiện Ảnh: Long Phạm 
Theo đó, Vabiotech cùng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19. Công nghệ vắc-xin được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein, tức công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc-xin và công nghệ.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2301/QĐ-BYT thành lập Ban chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin phòng COVID-19. Theo đó, dự án thứ nhất là hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Công ty AIC và Công ty Shionogi (Nhật Bản) và vắc-xin theo công nghệ mNRA.
Hiện Bộ Y tế đã ký thỏa thuận hợp tác, đang chuẩn bị kế hoạch triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam (đầu mối là Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) và làm các thủ tục chuyển giao công nghệ (đầu mối là Vabiotech). Dự kiến tháng 6/2022 sẽ hoàn tất các hoạt động và đưa vắc-xin ra thị trường.
Dự án thứ 2 là chuyển giao công nghệ giữa Công ty DS-Bio, Công ty TNHH MTV vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga.
Hiện đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc-xin Sputnik-V từ bán thành phẩm. Vabiotech đã tiến hành đóng ống và gửi mẫu sang Liên bang Nga để kiểm định chất lượng, dự kiến đến 10/8 sẽ có kết quả kiểm định, sau đó có thể tiến hành đóng ống với quy mô 5 triệu liều/tháng (trong tháng 8 có thể bắt đầu với tối thiểu 500.000 liều), tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.
Đối với các dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ với Mỹ, hiện Bộ Y tế đã đã cử 1 nhóm chuyên gia phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1-2-3 theo quy trình rút gọn, dự kiến khởi động nghiên cứu vào 1/8 và kết thúc cuối tháng 12. Việc chuyển giao công nghệ và hoàn thiện nhà máy sản xuất vắc-xin tại Việt Nam sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022.
Hai vắc-xin “made in Vietnam” sang giai đoạn mới
Cùng ngày, theo thông tin từ Học viện Quân y, sau khi hoàn thành tiêm mũi 2 cho 1.000 tình nguyện viên (đợt 3a), sáng 27/7, các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin Nano Covax tiêm thử nghiệm mũi 2 cho 12.000 tình nguyện viên (thuộc đợt 3b). PGS.TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y cho biết, trước khi tiêm thử nghiệm, các tình nguyện viên phải khai báo y tế, khám sinh hiệu đo các chỉ số dấu hiệu sinh tồn, thử thai cho nữ tình nguyện viên trong độ tuổi sinh sản, sau đó khám trước tiêm.
Đến nay, cả nước có 2 ứng viên vắc-xin phòng COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng. Ngoài vắc-xin Nano Covax còn có vắc-xin Covivac của Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế.
Hiện vắc-xin Covivac đã hoàn thành tiêm 2 mũi vắc-xin giai đoạn 1 cho 120 người tình nguyện từ 18-59 tuổi, với mục tiêu chính là đánh giá bước đầu tính an toàn trên người tình nguyện và lựa chọn 3 công thức phù hợp nhất để chuyển sang giai đoạn 2. Kết quả đánh giá tính an toàn không có biến cố bất lợi nghiêm trọng, biến cố bất lợi chủ yếu ở độ 1, hồi phục nhanh sau tiêm.

Tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận nguồn cung vắc-xin

Thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đề xuất việc cho phép được đàm phán, tìm nguồn và nhập khẩu vắc-xin phòng COVID-19 để tiêm miễn phí cho nhân dân; xin được giữ lại một phần bằng vắc-xin sau khi đóng góp vào Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 Việt Nam.

Trước vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ và có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn cung vắc-xin trên thế giới. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng vắc-xin, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm kịp thời, khoa học, an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn và thực hiện thống nhất về tỷ lệ ưu tiên sử dụng vắc-xin đối với các tổ chức, cá nhân đã chuyển tiền tài trợ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 Việt Nam.

Văn Kiên

Điểm tên những dự án đầu tư công “rùa bò”, đội vốn

Mới đây (24/7), Tại kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết có nhiều dự án đầu tư công bị chia nhỏ, manh mún, còn tình trạng kéo dài, đội vốn.

Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội: Được đầu tư xây dựng bởi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và được công ty Systra của Pháp tư vấn thiết kế, khởi công xây dựng từ năm 2010 dự kiến hoàn thành năm 2015. Sau đó dự án thi công ì ạch, sau nhiều lần đội vốn, lùi ngày hoàn thành vào năm 2019. Dự kiến khai thác thương mại vào tháng 4 năm 2021 nhưng đến nay dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-2
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa vận hành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-3
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Bến Thành - Tham LươngTháng 1/2012, Ban quản lý ĐSĐT TP.HCM ký hợp đồng với liên danh tư vấn gói thầu tư vấn thực hiện dự án (Tư vấn IC) với giá trị 43,98 triệu euro, thực hiện tư vấn trong 18 tháng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Kể từ tháng 10/2018, tư vấn đã tạm dừng huy động nhân sự hỗ trợ cho dự án. Tháng 3/2021, UBND TP.HCM đã phê bình nghiêm khắc tập thể lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT TP.HCM giai đoạn 2018 - 2019 vì để xảy ra chậm trễ ký kết, thực hiện hợp đồng tư vấn của tuyến metro số 2.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-4
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông: Là một tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng, một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, nhưng tính đến nay, sau nhiều lần đội vốn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-5
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi: Năm 2004 dự án được Chính phủ thông qua và giao cho Bộ GTVT đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, dự án gặp nhiều vấn đề khó khăn nên làm chậm tiến độ thi công. Sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 9/2017 khu tổ hợp Ngọc Hồi của huyện Thanh Trì đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đến tháng 1/2018 Bộ GTVT có văn bản đề nghị bổ sung vốn 1.410 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đáp ứng tiến độ hoàn thành Dự án giai đoạn I vào năm 2024.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-6
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành: Các gói thầu đoạn sử dụng vốn ADB phía Tây và đoạn sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II-2019; các gói thầu sử dụng vốn ADB đoạn phía Tây yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Nhưng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, chưa được hoàn thành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-7
 Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 (dài 5,4km): Dự án do Sở GTVT Phú Yên làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ khi sản lượng mới đạt khoảng 46,8%, chậm 14,5% so với kế hoạch. Dự án thi công chậm do vướng mắc trong công tác GPMB. Đến giữa tháng 6/2021, dự án mới nhận bàn giao được 4,6km, đạt 83,9%. Phần mặt bằng còn lại khoảng 800m do các 49 hộ dân còn khiếu nại về chính sách tái định cư.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-8
Dự án đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương (dài 6,2km): Do Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư, theo kế hoạch ban đầu, dự án hoàn thành trong tháng 12/2020. Sau đó, Bộ GTVT đã phải gia hạn lần 1, tiến độ hoàn thành vào ngày 30/6/2021. Tuy nhiên, đến giữa tháng 6/2021, dù chỉ có 1 gói thầu xây lắp nhưng sản lượng thi công dự án mới đạt khoảng 76,5%.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-9
Dự án Cầu Thủ Thiêm 2: Dự án cầu Thủ Thiêm 2 với tổng vốn đầu tư 4.260 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào đầu 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng đến nay, vướng mắc về công tắc giải phóng mặt bằng khiến dự án chưa thể hoàn thành.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-10
Dự án khép kín vành đai 2 - đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng - nút giao thông Gò Dưa (Q.Thủ Đức, dài 2,75km): Bắt đầu thi công từ năm 2017 do Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái thực hiện theo hình thức hợp đồng BT. Mặc dù chỉ dài 2,75km nhưng cho đến nay (7/2021) sau 4 năm thi công dự án vẫn là một bãi đất hoang với vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Diem ten nhung du an dau tu cong “rua bo”, doi von-Hinh-11
Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên: Được khởi động từ năm 2005. Dự án có Tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, tháng 12/2008, Tisco đã báo cáo trượt giá VLXD, chi phí nhân công, chi phí nhập khẩu thiết bị… tăng từ 58% đến 113% so với thời điểm ký kết. Đến năm 2012, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng.

>>> Mời quý độc giả xem video: Bình Dương: Điều tra hàng loạt dự án bất động sản sai phạm. (Nguồn: THTPCT)



Sai phạm khiến cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam xộ khám?

Ông Trần Văn Nam khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

Sai pham khien cuu Bi thu Binh Duong Tran Van Nam xo kham?

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét đối với ông Trần Văn Nam (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo quy định tại Điều 219 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Ảnh: TTXVN 

Sai pham khien cuu Bi thu Binh Duong Tran Van Nam xo kham?-Hinh-2

Ông Trần Văn Nam bị khởi tố, bắt giam do có sai phạm liên quan vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2). Vụ án nêu trên thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.