Giúp người khác nhưng lòng chứa 4 tạp niệm không chỉ chuốc phiền não còn phạm ác nghiệp

Phật dạy, giúp đỡ người khác nhưng có tính toán, tự tư tự lợi, không chỉ khiến lòng phiền não mà còn phạm ác nghiệp.

1. Không thật tâm
Giúp một việc nhỏ nhưng muốn cả thiên hạ biến đến. Giúp một việc lớn, muốn 3 đời người kia phải chịu ơn của mình. Đây không phải là giúp đỡ mà chỉ như một sự buôn bán, vô hình chung đặt một gánh nặng lên vai kẻ khác.
Xưa nay, người giúp người, lá lành đùm lá rách là một nếp sống đẹp. Thế nhưng làm việc thiện mà đánh trông khua chiêng, có khác gì đang diễn một vở hài kịch giữa đời thường.
Giup nguoi khac nhung long chua 4 tap niem khong chi chuoc phien nao con pham ac nghiep
 
2. Muốn hơn người
Làm việc thiện, nhưng lòng không thiện, muốn lấy cái danh để trên cơ, so kè với người khác là tâm lý của những kẻ ngụy trí thức.
Bởi lẽ làm việc tốt là để tâm thanh tịnh, lòng trong, trí sáng. Thế nhưng, nếu chỉ để mua danh, lấy tiếng, sớm muộn cũng rơi vào khổ ải, làm việc sai trái mà không được đức phật độ trì.
3. Muốn nhận lại gấp đôi
Tục ngữ có câu, giúp người đừng cầu báo đáp, nếu muốn báo đáp tốt nhất đừng giúp người. Có thể hôm nay bạn trao người ta một trăm triệu, nhưng trả lại bạn hơn hai trăm triệu lại là điều không thể, vượt quá khả năng của họ.
Kẻ hành thiện luôn nghiêm khắc với chính mình. Giúp người không cần nhận lại, không phô trương. Bằng không, đó không phải là lòng tốt, mà bị biến chác thành thói tự tư, tự lợi.
4. Muốn người khác mắc nợ mình
Giúp người mà muốn họ mắc nợ mình, nếu không sẽ là vong ân phụ nghĩa là kiểu người bạc tình, không nên kết giao, khó nhận được sự tôn trọng.
Dạng người này ưa nịnh hót, tô vẽ bản thân, chìm đắm trong hư vinh và tự coi mình là đúng. Người quân tử sống ngay thẳng, không tự lợi. Giúp đỡ người khác là vô tư, nếp sống đẹp, đừng biến tướng biến nếp sống đó thành những chiêu trò “cho vay nặng lãi”.
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết.

Bật mí ý nghĩa linh thiêng của Đại lễ Phật đản

(Kiến Thức) - Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Hàng năm, các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15/4 âm lịch.

Bat mi y nghia linh thieng cua Dai le Phat dan
 Đại lễ Phật Đản (Vesak 2019) khai mạc vào sáng 12/5 và kéo dài đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản.

Phật Tổ: Muốn nhận phúc, trước tiên phải biết tạo phúc cho người khác

Phật giáo kể lại, năm xưa có một người tất tín Phật, nhưng lận đận công danh, ứng thí 10 năm ròng mà không đỗ. Anh ta rơi nước mắt:

Phật Tử ứng thí 10 năm mà không đỗ

Phật giáo kể lại, năm xưa có một người tất tín Phật, nhưng lận đận công danh, ứng thí 10 năm ròng mà không đỗ. Vào lễ Phật đản, anh ta bèn đích thân cõng lễ lên cúng Phật, bất chaaso . muôn trùng hiểm trở, nguy nan. Khi đến nơi, đã sức cùng, lực kiệt, chân tay xây xát, anh ta bủn rủn quỳ dưới chân Phật, thành kính: “Thừa Đức Phật tối cao, suốt 10 trời con lên kinh ứng thí, mà vẫn trắng tay. Xin người phù hộ con năm nay công thành danh toại”.Phat To: Muon nhan phuc, truoc tien phai biet tao phuc cho nguoi khac

Sau khi khấn vái xong, phật tử thu dọn cúng lễ ra về, đến cổng thì gặp một người ăn xin rách rưới, khẩn khoản xin anh ta một ít lễ vật. Phật tử nhìn dáng vẻ bẩn thỉu của lão, lắc đầu khinh bỉ rồi chạy thẳng xuống núi.

Người ăn xin suốt mấy ngày nay không ăn gì, chỉ biết cuộn người vào tấm thảm rách để sưởi ấm. Bỗng nhiên một con chó ghẻ lở toàn thân mụn nhọt xuất hiện, nép sát vào thân lão để sưởi ấm. Lão ta tức giận đạp con chó ra xa. Cuối cùng, con chó chết vì rét. Còn người ăn xin cũng chết vì đói.

Phật Tổ, sao ngài lại không giúp con?

Lại nói người Phật tử nọ, dù thành kính là thế, mâm cao cỗ đầy là vậy mà thi hoài vẫn trượt. Tức giận, anh ta bèn chạy lên ngôi chùa xưa, nước mắt lưng tròng oán trách: "Phật Tổ, sao ngài lại không giúp con?"

Phat To: Muon nhan phuc, truoc tien phai biet tao phuc cho nguoi khac-Hinh-2
 
Bất chợt, Đức Phật hiển linh, cho gọi linh hồn người ăn xin tới. Lão ta nhìn Phật Tử, khóc rống: "Nếu anh cho tôi ít lễ, tôi đã không chết đói rồi, sao ngài có thể phổ độ anh. Nhưng Phật Tổ, sao ngài lại không giúp con?”

Đức Phật lại cho gọi linh hồn con chó đến. Nó nhìn người ăn xin, uất ức: “Tôi chỉ xin ông một góc thảm để sưởi ấm, mà ông lại đuổi tôi đi, khiến tôi chết vì rét. Vậy phật tử kia sao lại phải bố thí cho ông? Đức Phật sao lại phải thương xót ông?”.

Phật Tổ mỉm cười: “Ta hoàn toàn có thể giúp đỡ các con, nhưng các con lại chỉ nghĩ đến mình mà không chịu giúp người khác. Vậy có tư cách gì để mong thần phật bảo hộ?”

Muốn nhận được phúc, trước tiên phải biết tạo phúc cho người khác

Phat To: Muon nhan phuc, truoc tien phai biet tao phuc cho nguoi khac-Hinh-3
 
Con người có xu hướng luôn mong được thần phật phù hộ, nhưng chẳng mấy ai được xứng ý toại lòng. Thực ra cũng vì tâm chưa đủ thành kính, không thành tâm giúp đỡ người khác, sống ích kỷ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Tâm không có, dẫu mâm cao cỗ đầy Phật cũng chẳng động lòng. Nên nhớ, Đức Phật từ bi, phủ độ chúng sinh, nhìn tâm chứ không trọng vật chất. Thế nên nếu muốn nhận lại, trước tiên hãy biết cho đi.

Cổ nhân dạy: Ba hoa quá nhiều ắt rước họa vào thân

Cổ nhân dạy: Không biết hãy dựa cột mà nghe. Nếu tài không đủ, trí không tinh, đừng ba hoa quá nhiều kẻo trở thành trò cười của thiên hạ.

Tài hoa không đủ hãy biết tĩnh tâm học tập