Giúp bạn nhận biết bệnh ung thư tuyến mồ hôi

(Kiến Thức) - Theo ghi nhận tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM, ung thư tuyến mồ hôi tập trung ở phần chi dưới và thân mình...

Ung thư tuyến mồ hôi là một bệnh lý hiếm gặp. Theo ghi nhận y văn, tại Mỹ chiếm 0,02% tỷ lệ bệnh ung thư hằng năm và ở Bệnh viện Ung bướu TP HCM ghi nhận chưa đến 10 ca nhưng bệnh nhân đều không có tiền sử bệnh đặc biệt trước đó. 
Bệnh gặp ở người lớn tuổi
Đến nay, y học thế giới vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân trực tiếp gây ung thư tuyến mồ hôi. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, bệnh có liên quan đến tia cực tím (UV - khi tia này tiếp xúc với phần da gây ra hiện tượng suy giảm miễn dịch của da nơi tiếp xúc); hoặc bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc điều trị viêm khớp trong thời gian dài. 
Một số y văn mô tả, nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ (song cũng chưa rõ nguyên nhân), người da trắng mắc bệnh cao hơn người da màu, chủ yếu gặp người cao tuổi (70 - 80 tuổi) mắc bệnh cao hơn so với trẻ tuổi (20 - 30 tuổi). Bệnh thường gặp từ độ tuổi trung niên, khoảng 50 - 60 tuổi. Vị trí thường gặp ở tầng sinh môn, bộ phận sinh dục chiếm 34,5%, phần thân mình chiếm 26,4%, đầu và cổ 18,3% và còn lại 13% ở phần chi dưới. 
Vị trí tổn thương khi phát hiện bệnh của bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM đều nằm ở phần chi dưới và thân mình. Bệnh nhân ung thư tuyến mồ hôi có thể đến với các tình huống lâm sàng khác nhau nhưng thường gặp là một (hoặc nhiều) khối bướu nhỏ dưới da, sượng cứng, bề mặt da trên bướu sậm màu hoặc có màu hồng, giới hạn bướu không rõ ràng. Bướu có thể đau, lớn nhanh và xâm lấn mô xung quanh, hoặc loét ra da, trong bướu có thể chứa dịch do hoại tử một phần bướu, có thể kèm hoặc không kèm đổ mồ hôi tại vị trí bướu. Bướu xuất hiện không có dấu hiệu chuyên biệt nào nên rất khó để chẩn đoán hay chẩn đoán đúng loại ung thư. 
Dau hieu nhan biet ung thu tuyen mo hoi
 Ảnh minh họa.
Chưa có phác đồ điều trị tái phát
Bệnh nhân đến với hạch vùng di căn, các khối hạch thường tròn, cứng, có thể rời rạc hoặc dính chùm với nhau, không gây đau đớn hoặc di căn xa ở xương, gan, phổi. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học như siêu âm hay CT scan hoặc MRI để xác định tổn thương và mức độ lan rộng sang các cơ quan lân cận, đánh giá sang thương nguyên phát tại chỗ và hạch vùng hoặc di căn xa (X-quang phổi, xạ hình xương) và PET scan để đánh giá trong những trường hợp tái phát. Chẩn đoán xác định dựa trên giải phẫu bệnh. 
Tiên lượng của ung thư tuyến mồ hôi phụ thuộc vào kích thước, độ lan rộng sang thương, tình trạng hạch vùng hay di căn xa lúc chẩn đoán, ngoài ra độ biệt hóa mô học cũng là một yếu tố tiên lượng bệnh. 
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt rộng, nạo hạch vùng. Vai trò của xạ trị bổ túc tại chỗ, tại vùng để tránh tái phát và hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật chưa có bằng chứng rõ ràng. Hiện nay, theo ghi  nhận y văn vẫn chưa có hướng dẫn điều trị cụ thể sau phẫu thuật vì số lượng ca ghi nhận hàng năm rất ít.  Hóa trị triệu chứng trong những trường hợp di căn xa phổi, gan, xương, mô mềm. Việc điều trị ở giai đoạn tiến xa hay tái phát di căn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâm sàng.

Thông tin mới nhất vụ vợ bỏ thuốc chuột vào lòng heo

Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) đang giám định mẫu thức ăn và tang vật trong vụ vợ bỏ thuốc diệt chuột vào lòng heo đầu độc chồng.

Như đã đưa tin, chiều 25/3, anh Phan Trường Phi (30 tuổi) - chồng của Huệ mang nồi lòng heo đang luộc dở lên Công an xã Nghi Lâm trình báo nghi ngờ Đậu Thị Huệ (27 tuổi) bỏ chất độc vào thức ăn là nồi lòng heo để đầu độc chồng.
Theo trình báo, anh Phi và Huệ thời gian qua sống ly thân và anh Phi đi làm ăn xa. Trưa 25/3, sau khi trở về quê, anh Phi và Huệ giải quyết chuyện gia đình, nói chuyện “sòng phẳng” với nhau là sẽ làm đơn ly hôn.
Chiều cùng ngày, anh Phi mua lòng heo về luộc để ăn tối. Khi đang luộc lòng heo, anh Phi đi ra ngoài để lấy gia vị, còn Huệ vẫn ở trong bếp. Khi anh Phi trở vào thấy Huệ có biểu hiện khác lạ nên gặng hỏi, thì Huệ nói “xin lỗi”.
Anh Phi soi đèn pin vào nồi lòng đang luộc chưa xong thì thấy có váng màu đen nổi lên. Do vậy, anh Phi mang nồi lòng đến trình báo công an.
Huệ đã âm mưu đầu độc chồng mình là anh Phi nhưng bất thành. Ảnh minh họa.
Huệ đã âm mưu đầu độc chồng mình là anh Phi nhưng bất thành. Ảnh minh họa. 
Tối cùng ngày, Cơ quan công an huyện Nghi Lộc đến khám nghiệm tại nhà vợ chồng Huệ có thu được một vỏ gói thuốc diệt chuột cực độc hiệu Fokeba 20% và một gói thuốc diệt chuột Fokeba 20% (có độc tố rất cao) đang còn nguyên. Lúc này, Huệ đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Sau một thời gian bỏ trốn, chiều 29/3, Huệ đã đến cơ quan công an đầu thú về hành vi của mình. Cơ quan công an huyện Nghi Lộc đang gửi tang vật và mẫu thức ăn ra Viện Khoa học Hình sự trưng cầu giám định để phục vụ điều tra. Hiện Công an huyện Nghi Lộc đang tạm giữ Huệ. Cho đến chiều 1/4, Cơ quan công an huyện Nghi Lộc chưa nhận được kết quả giám định.

7 món đồ bạn nên có trong tủ thuốc gia đình

(Kiến Thức) - Một tủ thuốc gia đình là vô cùng cần thiết với những món đồ sau đây.

7 mon do ban nen co trong tu thuocgia dinh
Đầu tiên, hãy vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc hàng tháng, thậm chí hàng tuần và ngay lúc nào có thể. Đừng bao giờ để thuốc quá hạn trong tủ thuốc, bởi những trường hợp cần dùng thuốc khẩn cấp bạn sẽ không thể đủ thời gian và sáng suốt tìm hạn của nó. Tủ thuốc cũng không nên đặt ở nơi ẩm ướt, nên đặt nó trong phòng nơi khô thoáng. 
7 mon do ban nen co trong tu thuocgia dinh-Hinh-2
1. Gạc vô trùng. Gạc y tế là cái mà bạn luôn phải có trong tủ thuốc. Nên sắm loại gạc to bản hơn băng dính. Gạc cũng nên để gọn gàng bằng cách cuộn nó theo vòng tròn để lúc cần dùng lấy ra một cách dễ dàng nhất. Nếu như băng gạc bị bẩn, nhớ ngâm trong nước nóng để sát trùng nó.