Giật mình cách nhận biết rau quả sạch của "ông già Ozôn"

(Kiến Thức) - Vết lỗ chỗ trên lá rau là minh chứng rõ nhất của thuốc trừ sâu, bởi nếu không dùng thuốc thì sâu đã ăn trụi lá rồi, chứ không phải chỉ là vài vết cắn lỗ chỗ. 

Theo chân chuyên gia tìm hiểu thực tế tại chợ, chúng tôi nhận thấy, các bà nội trợ vẫn còn loay hoay trong việc phân biệt rau quả an toàn. Khi chuyên gia đặt câu hỏi, thuốc trừ sâu ngấm nhiều ở đâu và vỏ của chúng có thể ăn được không... có nhiều người trả lời, nhưng rất ít câu trả lời đúng. 
Rau nhiều vết sâu cắn không phải rau sạch
Để tìm hiểu về khả năng phân biệt thực phẩm an toàn của chị em người tiêu dùng chúng tôi đã mời TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Hoạt hóa Điện hóa và Đèn tiết kiệm điện năng ra một số chợ trên địa bàn Hà Nội để tìm hiểu thực tế. 
"Chịu", đó là lời nhận xét của chị Nguyễn Thị Liên (tổ 23 Yên Hòa, Cầu Giấy) khi được nhờ phân tích xem đâu là rau ngót sạch. 
Đưa cho các chị em xem một nắm rau ngót không có thuốc trừ sâu được hái từ chính vườn nhà và một nắm rau ngót được lấy ngẫu nhiên tại chợ, TS Khải yêu cầu các chị phải sờ, nhìn và ngửi để tìm hiểu xem 2 nắm rau ngót đang cầm trong tay là rau sạch hay rau phun thuốc trừ sâu. Sau một hồi ngửi, hít... nhiều chị đã nhận ra sự khác biệt, lá rau không phun thuốc có lá mềm, mượt, sáng, bóng và không có vết sâu ăn lá. Đặc biệt là khi vò thử thì thấy có mùi thơm nhẹ và rất đặc trưng của rau ngót. 
Cười khà khà, TS Khải cho hay, nhiều người khi đi mua rau cứ cố mua cho được những mớ rau mà lá nham nhở vết sâu cắn với quan điểm: Lá sâu ăn thế này chắc không bị phun thuốc. Thực tế, đây chính là rau đã bị phun thuốc. Các dấu vết của sâu chính là minh chứng rõ nhất cho việc người trồng rau đã dùng thuốc trừ sâu, bởi nếu không dùng thuốc trừ sâu, thì sâu đã ăn trụi lá rồi, chứ không phải chỉ là vài vết cắn lỗ chỗ. 
TS Khải hướng dẫn chị em, khi đi mua rau nên quan sát đoạn thân, cành giữa 2 đốt lá mà dài quá chứng tỏ là có thuốc tăng trưởng. Nếu lá rau bình thường, lá rau không dài quá, không to quá, không bị rám lá, không có vết tích của sâu, thân rau mềm và phải có mùi thơm đặc trưng của loại rau đó thì mới đúng là rau ngon.
Bác Trần Thị Nương (72 tuổi ở 125 Trung Kính, Hà Nội) đang ngửi rau để phân biệt rau sạch và rau phun thuốc trừ sâu.
Bác Trần Thị Nương (72 tuổi ở 125 Trung Kính, Hà Nội) đang ngửi rau để phân biệt rau sạch và rau phun thuốc trừ sâu. 
Còn láng vết nhựa
Đưa ra mấy quả xoài, quả lựu trước mặt các chị em, TS Khải cho biết, đối với việc chọn hoa quả tránh mua những loại quả bọc trong túi nilon vì người ta hay ủ thuốc bên trong. Thực tế, khi trồng, người trồng cũng bọc nilon để tránh sâu bọ. Vậy làm thế nào để phân biệt nilon ủ thuốc và nilon tránh sâu bọ?
Nếu tẩm thuốc thì trước đó người ta phải lau, cọ hết các lớp phấn, lớp nhựa phía trên vỏ sau đó mới "phết" thuốc vào. Vì thế, khi chọn, nếu bóc lớp giấy nilon thấy vỏ quả không còn lớp phấn tự nhiên của quả, hoặc không còn vết láng bóng do nhựa chảy ra... thì không nên mua. Ngoài ra, có thể lấy tay hoặc kéo cấu bỏ chút đầu cuống, nếu thấy đầu cuống còn chảy ra nhựa thì mới nên mua.
Lựa chọn mấy trái nho, trái táo ở một quầy bán hàng ở chợ Hoa Bằng, Yên Hòa, Cầu Giấy, TS Khải đặt câu hỏi: Đối với nho, táo thuốc trừ sâu ngấm nhiều ở đâu và vỏ của chúng có thể ăn được không? Hay quả na thì thuốc ngấm ở đâu?.... 
Người thì cho là ở vỏ, người cho là ở núm và đa phần mọi người đều nghĩ rằng nên gọt vỏ táo cho an toàn. Tuy nhiên, TS Khải cho biết, quả nho, táo vỏ cứng, trơn nên thuốc trừ sâu khó bám, vì thế chỉ cần rửa sạch thì có thể ăn cả vỏ. Với những loại quả này, thuốc trừ sâu ngấm ở cuống, vì thế khi rửa cần phải chú ý đến phần cuống. Những loại quả như cà chua và cà bát thì thuốc trừ sâu sẽ bám nhiều ở cái kẽ giữa cái múi, vì vậy khi rửa cũng cần chú ý làm sạch các kẽ này.
Khi mua na đừng tham quả chín, mà nên chọn những quả to tròn đều, còn săn chắc, sau khi mua về xối nước thật mạnh vào các mắt na cho sạch. Chú ý không nên mua quả mắt tròn mắt dẹt, quả chột mắt là do bị sâu, và chắc chắn bị phun thuốc.
Ngâm muối phải đúng cách
Việc rửa rau sao cho sạch cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Khi sử dụng, bước đầu tiên là sơ chế rau, sau đó để ra rổ có lỗ thủng xối thật mạnh dưới vòi nước cho hết trứng giun, đất, rệp. Nếu không muốn rau không bị nát thì khi rửa có thể cho rau vào rổ và nhúng vào chậu nước chảy, nâng lên nâng xuống nhiều lần cho sạch đất bẩn, trứng giun và cũng là cách để làm loãng, tan bớt tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nếu có. Sau đó mới rửa sạch từng nhúm rau dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng, tránh cho rau bị dập nát sẽ mất vitamin. Sau khi rửa sạch thì ngâm 3 - 5 phút trong nước muối hòa theo tỷ lệ nửa kg muối với 200 lít nước (nước ấm 400 thì càng tốt). Hoặc có thể pha sẵn nước muối bão hòa để khi ngâm rau thì pha với nước ấm, tỷ lệ 1 - 3 hoặc 1 - 5 tùy loại rau để ngâm trong khoảng 3 - 5 phút.

Đồng tiền nào “dị” nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Mỗi quốc gia có một đồng tiền riêng nhưng trong số đó, có những đồng tiền được xếp vào hàng kì dị nhất thế giới.

Trường hợp lạm phát phi mã tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới từng được ghi nhận là ở Hungary, vào nửa đầu năm 1946. Giữa năm đó, tờ tiền mệnh giá lớn nhất ở đây là 100.000.000.000.000.000.000 pengo.
Trường hợp lạm phát phi mã tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới từng được ghi nhận là ở Hungary, vào nửa đầu năm 1946. Giữa năm đó, tờ tiền mệnh giá lớn nhất ở đây là 100.000.000.000.000.000.000 pengo. 
Đồng tiền giấy mệnh giá cao nhất năm 1988 của Nam Tư là 50.000 dinara (đơn vị tiền tệ) đã thay đổi lên tới 500.000.000.000 dinara vào năm 1994.
Đồng tiền giấy mệnh giá cao nhất năm 1988 của Nam Tư là 50.000 dinara (đơn vị tiền tệ) đã thay đổi lên tới 500.000.000.000 dinara vào năm 1994. 
Chỉ vài tháng sau khi được phát hành, tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đô la của Zimbabwe mất giá chóng mặt và không còn đủ mua nổi một ổ bánh mỳ trước khi bị khai tử khi chính phủ tuyên bố xóa bỏ 12 chữ số 0 trên đồng đô la Zimbabwe.
Chỉ vài tháng sau khi được phát hành, tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đô la của Zimbabwe mất giá chóng mặt và không còn đủ mua nổi một ổ bánh mỳ trước khi bị khai tử khi chính phủ tuyên bố xóa bỏ 12 chữ số 0 trên đồng đô la Zimbabwe. 
Tờ tiền không có mặt người của Zaire (tên trước đây của Cộng hòa Dân chủ Congo).
Tờ tiền không có mặt người của Zaire (tên trước đây của Cộng hòa Dân chủ Congo). 
Tờ tiền giấy tại trại tập trung được tạo ra bởi Đức quốc xã, sử dụng trong các tại tập trung ở Tiệp Khắc. Những tờ tiền có mệnh giá nhưng chỉ đơn giản là tờ giấy không có giá trị và không được sử dụng.
Tờ tiền giấy tại trại tập trung được tạo ra bởi Đức quốc xã, sử dụng trong các tại tập trung ở Tiệp Khắc. Những tờ tiền có mệnh giá nhưng chỉ đơn giản là tờ giấy không có giá trị và không được sử dụng. 
Một số đồng tiền chỉ được lưu hành trong một khu vực và mốc lịch sử nhất định. Điển hình, nhiều thị trấn và thành phố tại Mỹ đã tạo ra những loại tiền chỉ để sử dụng trong từng vùng nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế địa phương và tránh tác động từ các cuộc suy thoái kinh tế như đồng Berkshares, Bay Bucks, Ithaca Hours và Potomacs. Quân đội Đức cũng từng phát hành đồng tiền quân sự khi chiếm đóng quần đảo Channel.
Một số đồng tiền chỉ được lưu hành trong một khu vực và mốc lịch sử nhất định. Điển hình, nhiều thị trấn và thành phố tại Mỹ đã tạo ra những loại tiền chỉ để sử dụng trong từng vùng nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế địa phương và tránh tác động từ các cuộc suy thoái kinh tế như đồng Berkshares, Bay Bucks, Ithaca Hours và Potomacs. Quân đội Đức cũng từng phát hành đồng tiền quân sự khi chiếm đóng quần đảo Channel.  
Trước khi tờ đô la của Mỹ thành đồng tiền mạnh như hiện tại, nó từng phải đối phó với việc làm giả. Lúc mới ra đời, tờ đô la rất dễ bị làm giả vì nó không quá phức tạp. Vì vậy, chính quyền ở Mỹ phải in câu "To counterfeit is death" (Làm giả là chết) trên các tờ tiền, để răn đe những kẻ làm giả. Sau này, tờ đô la mới sử dụng câu "In God We Trust" như ngày nay.
 Trước khi tờ đô la của Mỹ thành đồng tiền mạnh như hiện tại, nó từng phải đối phó với việc làm giả. Lúc mới ra đời, tờ đô la rất dễ bị làm giả vì nó không quá phức tạp. Vì vậy, chính quyền ở Mỹ phải in câu "To counterfeit is death" (Làm giả là chết) trên các tờ tiền, để răn
đe những kẻ làm giả. Sau này, tờ đô la mới sử dụng câu "In God We Trust" như ngày nay.
Tờ tiền giấy cổ nhất thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc khoảng năm 800 mặc dù nước này bỏ dùng tiền giấy vào giữa thế kỷ 15.
Tờ tiền giấy cổ nhất thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc khoảng năm 800 mặc dù nước này bỏ dùng tiền giấy vào giữa thế kỷ 15. 
Tiền gỗ được nước Đức sử dụng để tái thiết nền kinh tế sau Thế chiến I.
Tiền gỗ được nước Đức sử dụng để tái thiết nền kinh tế sau Thế chiến I. 
Sau chiến thanh thế giới thứ nhất, vấn đề quan trọng là phát hành đồng tiền khẩn cấp tại Đức và Áo. Đây có thể là đồng tiền kỳ lạ nhất thế giới do in hình con lừa.
Sau chiến thanh thế giới thứ nhất, vấn đề quan trọng là phát hành đồng tiền khẩn cấp tại Đức và Áo. Đây có thể là đồng tiền kỳ lạ nhất thế giới do in hình con lừa.
Xét về kích thước, đồng 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành trong năm 1998 được coi là đồng tiền lớn nhất so với tất cả các đồng tiền giấy hợp pháp được lưu hành cho đến nay.
Xét về kích thước, đồng 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành trong năm 1998 được coi là đồng tiền lớn nhất so với tất cả các đồng tiền giấy hợp pháp được lưu hành cho đến nay. 
Năm 1952, Thủ tướng Israel đầu tiên, David Ben-Gurion, đã mời nhà vật lý Albert Einstein chức chủ tịch danh dự của nước này, tuy nhiên Einstein đã từ chối. Để tôn vinh nhà vật lý này, Ngân hàng Trung ương đã phát hành đồng tiền có in hình ông.
 Năm 1952, Thủ tướng Israel đầu tiên, David Ben-Gurion, đã mời nhà vật lý Albert Einstein chức chủ tịch danh dự của nước này, tuy nhiên Einstein đã từ chối. Để tôn vinh nhà vật lý này, Ngân hàng Trung ương đã phát hành đồng tiền có in hình ông.
Năm 1997, chế độ độc tài của Joseph Mobutu tại Congo đã bị lật đổ năm 1997. Sau đó, trong khi chờ tiền mới được thiết kế và in lại, chính phủ nước này đành cắt bỏ mặt Mobutu trên các tờ tiền cũ để tạm thời sử dụng.
Năm 1997, chế độ độc tài của Joseph Mobutu tại Congo đã bị lật đổ năm 1997. Sau đó, trong khi chờ tiền mới được thiết kế và in lại, chính phủ nước này đành cắt bỏ mặt Mobutu trên các tờ tiền cũ để tạm thời sử dụng. 
Năm 2007, đảo quốc Palau nằm ở Nam Thái Bình Dương đã ban hành đồng xu có hình Đức mẹ Đồng trinh.
 Năm 2007, đảo quốc Palau nằm ở Nam Thái Bình Dương đã ban hành đồng xu có hình Đức mẹ Đồng trinh.
Năm 2008, khoảng 50 triệu Chile peso bị đúc sai chính tả. Cụ thể, tên nước Chile đã bị in thành Chiie. Đến cuối năm 2009, lỗi này mới được phát hiện, dẫn đến 2 quan chức Chile bị sa thải. Có nghi ngờ cho rằng lỗi trên là do sự cố tình phá hoại.
 Năm 2008, khoảng 50 triệu Chile peso bị đúc sai chính tả. Cụ thể, tên nước Chile đã bị in thành Chiie. Đến cuối năm 2009, lỗi này mới được phát hiện, dẫn đến 2 quan chức Chile bị sa thải. Có nghi ngờ cho rằng lỗi trên là do sự cố tình phá hoại.
Đồng xu khổng lồ làm từ đá Rai của người dân sinh sống trên đảo Yap thuộc Micronesia, Thái Bình Dương là một trong những đồng tiền lớn nhất thế giới với đường kính từ 1,5 - 6 m và nặng tới 4 tấn. Theo đó, giá trị đồng tiền của người dân đảo Yap được định giá bằng kích cỡ, cân nặng và cách vận chuyển chúng.
Đồng xu khổng lồ làm từ đá Rai của người dân sinh sống trên đảo Yap thuộc Micronesia, Thái Bình Dương là một trong những đồng tiền lớn nhất thế giới với đường kính từ 1,5 - 6 m và nặng tới 4 tấn. Theo đó, giá trị đồng tiền của người dân đảo Yap được định giá bằng kích cỡ, cân nặng và cách vận chuyển chúng. 
Đồng xu "Lá phong Canada" được mệnh danh là đồng tiền vàng lớn nhất và đắt nhất thế giới. Đồng xu làm bằng vàng nguyên chất, nặng tới 100kg và có trị giá khoảng 3,2 triệu USD. Hiện đồng xu "Lá phong Canada" này được một công ty của Áo cho bảo tàng lịch sử nghệ thuật ở Vienna, Áo, mượn vĩnh viễn.
Đồng xu "Lá phong Canada" được mệnh danh là đồng tiền vàng lớn nhất và đắt nhất thế giới. Đồng xu làm bằng vàng nguyên chất, nặng tới 100kg và có trị giá khoảng 3,2 triệu USD. Hiện đồng xu "Lá phong Canada" này được một công ty của Áo cho bảo tàng lịch sử nghệ thuật ở Vienna, Áo, mượn vĩnh viễn. 
Một đồng xu khác cũng được làm bằng vàng khối nguyên chất có đường kính khoảng 45cm, nặng 100kg, và cũng có trị giá 2 triệu Euros (khoảng 3,2 triệu USD).
Một đồng xu khác cũng được làm bằng vàng khối nguyên chất có đường kính khoảng 45cm, nặng 100kg, và cũng có trị giá 2 triệu Euros (khoảng 3,2 triệu USD). 
Các loại tiền bằng thực phẩm cổ xưa như muối thời La Mã, cacao ở Mexico và Trung Mỹ, hạt giống ở Miến Điện...
 Các loại tiền bằng thực phẩm cổ xưa như muối thời La Mã, cacao ở Mexico và Trung Mỹ, hạt giống ở Miến Điện...
Tiền bằng da sóc được sử dụng từ thời Trung cổ ở Nga.
Tiền bằng da sóc được sử dụng từ thời Trung cổ ở Nga. 

Bắp cải, cà rốt Đà Lạt cũng bị “đánh cắp” thương hiệu

 - Ngày 28/5, ông Trần Đức Quang, chủ nhiệm HTX Xuân Hương Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vừa nhận được ý kiến của nhiều xã viên phản ánh lại có thêm cà rốt, bắp cải tím Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt.

Những loại nông sản này được nhập vào Đà Lạt, sau đó bị một số tiểu thương đóng thành từng thùng tiếp tục vận chuyển đi một số địa phương trong nước tiêu thụ với nhãn mác là nông sản Đà Lạt. Giá cả cũng được bán rất rẻ, chỉ bằng khoảng 60% so với giá nông sản cùng loại được sản xuất tại Đà Lạt.