Giải mã người phụ nữ có bộ xương bất thường, bí ẩn thời trung cổ

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một sự thật bất ngờ qua bộ xương của một nữ thời trung cổ được chôn cất trong một tư thế cúi người khác thường tại một nhà thờ ở Anh.

Giai ma nguoi phu nu co bo xuong bat thuong, bi an thoi trung co

Bộ xương của người phụ nữ thời trung cổ được tìm thấy trong quá trình khai quật tại một nhà thờ ở Anh.

Có thể người phụ nữ này đã chết vì bệnh giang mai và viêm khớp.

Bộ xương này được tìm thấy vào năm 2007 trong một cuộc khai quật tại Nhà thờ All Saints ở York. Các nhà khảo cổ cho rằng, hài cốt có thể thuộc về Quý bà Isabel German, người đã sống cuộc đời ẩn dật bên trong một căn phòng duy nhất tại nhà thờ vào thế kỷ 15, theo một nghiên cứu được công bố ngày 16/12 năm ngoái trên tạp chí Khảo cổ học trung cổ.

Điều gây ấn tượng với các nhà khảo cổ học là cách người phụ nữ được chôn cất trong tư thế khom người trong một căn phòng nhỏ nằm phía sau bàn thờ của nhà thờ. Vị trí kỳ lạ của thi thể được coi là một điều hiếm thấy đối với việc chôn cất trong khoảng thời gian này.

Tác giả đầu tiên của nghiên cứu Lauren McIntyre, một nhà khảo cổ học tại Oxford Archaeology Limited ở Anh, cho biết: “Vị trí của bộ xương cho thấy đây là một người phụ nữ có địa vị cao thời kỳ trung cổ."

Nghiên cứu mới cho thấy rằng, vị trí chôn cất của Quý bà Isabel German có thể là do bà bị bệnh viêm khớp hoặc không gian chôn cất chật hẹp dành cho bà. Cũng có thể bà đã chết ở vị trí đó và cái chết khổ sở đó đã xảy ra trước khi bà được chôn cất, các tác giả viết trong nghiên cứu.

Sau khi xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và phân tích hài cốt, các nhà nghiên cứu xác định rằng, người phụ nữ này đang sống chung với bệnh viêm khớp nhiễm trùng và cả bệnh giang mai hoa liễu giai đoạn cuối. Điều này có nghĩa là bà sống với các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nhìn thấy ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và sau đó là bệnh thần kinh và suy giảm sức khỏe tâm thần.

Các nhà nghiên cứu của nghiên cứu đã lưu ý rằng, một số tổn thương ở những nơi khác trên bộ xương cũng gợi ý về bệnh giang mai.

Mặc dù các nhà nghiên cứu khó có thể suy đoán về việc làm thế nào mà người phụ nữ này mắc bệnh khi sống một cuộc sống ẩn dật, nhưng họ nghĩ rằng có thể căn bệnh này đã tồn tại trong người phụ nữ này trong 28 năm. 

Tìm thấy giếng gỗ 3.000 năm chứa nhiều “kho báu”

Các nhà khảo cổ mới đây phát hiện một giếng gỗ có chứa nhiều cổ vật tại thị trấn Germering, bang Bavaria, Đức.

Trước đó, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra khoảng 70 giếng nước cổ ở Bavaria. Tuy nhiên, không cái nào trong số đó có chứa đầy "kho báu" như giếng gỗ mới được tìm thấy.

Đối với các nền văn minh cổ đại, nước được coi là nguồn chính để duy trì mọi sự sống, đặc biệt là sự bền vững trong nông nghiệp. Đây cũng là lý do tại sao những nguồn nước tự nhiên thường được nghi lễ hoá. Thời xa xưa, giếng nước thường là nơi mà người dân thường xuyên đến. Điều này khiến chúng trở thành trung tâm và là nơi để mọi người gặp gỡ.

Sốc nặng vì thứ "hiện đại" trong hang động 320.000 tuổi

Nguồn gốc của những bộ quần áo mặc ngày nay có thể đã bắt nguồn từ thứ đáng kinh ngạc vừa được khai quật ở Đức, có thể không phải của tổ tiên Homo sapiens chúng ta mà của một loài người cổ xưa hơn, đã tuyệt chủng.

Theo Sci-News, đó là những chiếc xương chân gấu từ các hang động ở di chỉ Middle Pleistocen (Schöningen, Lower Saxony - Đức) mang vết cắt không thể lầm lẫn cho quá trình lột da cẩn thận, cho thấy rất có thể từ 320.000 năm trước, các loài thuộc chi Người đã biết lấy da gấu, xử lý chúng để làm quần áo.

Soc nang vi thu

Cận cảnh phần xương chân gấu với vết cắt lột da gần như "không thể chối cãi" - Ảnh: Volker Minkus.

Bậc thang bí mật bên bờ sông Nile: “Khuê phòng” công chúa 3.500 tuổi

"Khuê phòng" của vị công chúa này là một trong số những ngôi mộ hoàng gia được khám phá bởi phái đoàn khảo cổ của Ai Cập và Anh vào đầu năm nay.

Bac thang bi mat ben bo song Nile: “Khue phong” cong chua 3.500 tuoi
 Dưới chân một vách đá nhỏ ở bờ Tây sông Nile, các nhà khoa học phát hiện ra cầu thang bí mật dẫn vào một hầm mộ, có thể là nơi an nghỉ của một công chúa thuộc Tân Vương Quốc Ai Cập.