Giải mã bầu không khí bí ẩn của Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Một công trình nghiên cứu quốc tế vừa hoàn thành đã giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất về  khí quyển Mặt trăng Titan, Sao Thổ, mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có bầu khí quyển dày đặc Nitơ.

"Theo đó, Mặt trăng Titan là một mặt trăng rất thú vị bởi vì nó có bầu khí quyển rất dày, khiến nó trở nên độc nhất giữa các mặt trăng trong hệ mặt trời của chúng ta", Tiến sĩ Kelly Miller, nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vũ trụ của SwRI, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

"Đây cũng là cơ quan duy nhất trong hệ mặt trời, ngoài Trái đất có lượng chất lỏng lớn trên bề mặt. Tuy nhiên, Titan có hydrocarbon lỏng thay vì nước".

Giai ma bau khong khi bi an cua Mat trang Titan
Nguồn ảnh: Phys. 

Đặc biệt hơn, bầu khí quyển của mặt trăng lớn nhất sao Thổ cực kỳ dày đặc, thậm chí dày hơn cả bầu khí quyển của Trái đất và bao gồm chủ yếu là khí nitơ.

Bởi vì Titan là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có bầu khí quyển dày đặc Nitơ đáng kể, nên các nhà khoa học từ lâu đã tò mò về nguồn gốc của nó.

Giả thuyết chính là băng amoniac từ sao chổi cổ xưa do tác động hoặc quang hóa khi đi qua mặt trăng này đã biến thành nitơ, tạo thành khí quyển cho mặt trăng Titan.

Mặc dù đó vẫn có thể là một quá trình sáp nhập quan trọng nào đó mà giới khoa học chưa kịp khám phá.

"Sao chổi và các thiên thể nguyên thủy trong hệ mặt trời thực sự thú vị, bởi vì chúng được cho là những khối xây dựng còn sót lại của hệ mặt trời. Những thiên thể đó có thể được hợp nhất với những vật thể lớn hơn như Mặt trăng Titan.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Giải mã xoáy hóa học xuất hiện trên Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Hiện tượng thiên văn kỳ lạ tìm thấy trên Mặt trăng Titan của sao Thổ gây ngạc nhiên.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bristol vừa công bố thông tin, họ đã phát hiện thêm một hiện tượng bất thường có trên bề mặt Mặt trăng Titan của sao Thổ.

Đó là bản chất của một vòng xoáy khí khổng lồ, mang theo cấu trúc độc đáo và di chuyển phần lớn ở khu vực Nam Bán Cầu của Mặt trăng sao Thổ.

Kinh ngạc ba cụm sao mở mới trong thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Gaia của ESA, các nhà thiên văn học Brazil phát hiện ba cụm sao mới trong thiên hà Milky Way, nằm cách Trái đất khoảng 4.900 năm ánh sáng.

Cụ thể, các cụm sao được chỉ định là UFMG 1, UFMG 2 và UFMG 3, tất cả đã được tìm thấy trong nhánh Sagittarius của thiên hà Milky Way.

Các cụm sao mở này được hình thành từ cùng một đám mây phân tử khổng lồ, có liên kết lỏng lẻo với nhau.