Găng tay Nam Việt bị BIDV siết nợ hơn 1.000 tỷ đồng làm ăn ra sao?

(Vietnamdaily) - BIDV rao bán khoản nợ bao gồm cả VNĐ và USD lên tới 1.025 tỷ đồng của Găng tay Nam Việt.

Ngày 11/12, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai (BIDV) sẽ bán đấu giá khoản nợ của CTCP Găng tay Nam Việt bao gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ.
Theo đó, giá trị khoản nợ của Găng tay Nam Việt tính đến ngày 21/10/2021 là gần 1.025 tỷ đồng bao gồm 40 triệu USD và 99 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc quy đổi sang VNĐ là 801 tỷ đồng, còn dư nợ lãi, phí phạt chậm trả là 224 tỷ đồng. Đây là khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng từ các năm 2013, 2017, 2018 và 2019.
BIDV đưa ra mức giá khởi điểm cho khoản nợ này bằng chính tổng dư nợ gốc và lãi trên.
Khoản nợ được thế chấp bằng loạt tài sản như quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại TPHCM, Đồng Nai, Long An.
Trong đó có tới 118.419 m2 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để xây dựng dự án nhà máy găng tay tại Xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Hay quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại số 7B, Phan Đăng Lưu, Phường 3, quận Tân Bình, TP.HCM; Số 23A, Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM; Số 609/1 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, quận 3, TP.HCM; Số 2/2, đường số 18, KP5, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Ngoài ra còn có hệ thống thiết bị dây chuyền thiết bị nhà máy sản xuất găng tay y tế tại Ấp 7, xã Phước Bình, huyện Long Thành, Đồng Nai...
Đặc biệt tài sản bảo đảm còn có hơn 4,89 triệu cổ phiếu CTCP Găng tay Nam Việt chưa niêm yết của cổ đông sáng lập.
Gang tay Nam Viet bi BIDV siet no hon 1.000 ty dong lam an ra sao?
 Sản phẩm găng tay của Nam Việt
Được biết, Găng tay Nam Việt được thành lập năm 2009, có địa chỉ tại số 23A Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM. Người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín. 
Theo Etime, tính đến cuối năm 2020, Găng tay Nam Việt có vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Trong đó, Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Tín nắm 61%; bà Nguyễn Huỳnh Bích Trâm sở hữu 9%; bà Nguyễn Thị Hoàng Triêm 5%; bà Huỳnh Thị Bảy nắm 20% và ông Trần Duy Trung sở hữu 5%.
Về tình hình kinh doanh, năm 2016, Găng tay Nam Việt lỗ ròng gần 81 tỷ đồng, năm 2017 lỗ tiếp 17,6 tỷ đồng, năm 2018 lỗ 27,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nam Việt có lãi trở lại trong năm 2019 với 3,2 tỷ và năm 2020 là 74,4 tỷ đồng. Nhưng doanh nghiệp này vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 48 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2020, tổng tài sản Găng tay Nam Việt ghi nhận 1.375 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 448 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả lên tới 927 tỷ đồng.

Nợ xấu của BIDV lên hơn 21,342 tỷ đồng khiến dự phòng 'ngồn ngộn'

(Vietnamdaily) - BIDV tăng vọt trích lập dự phòng đến 93% khi chiếm 7,006 tỷ đồng. Chính điều này khiến nhà băng này báo lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 42% về còn 1,696 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển (BIDV, BID) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2020 với thu nhập lãi thuần đạt 10.565 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lãi từ dịch vụ cũng tăng 28% lên 1,593 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 16% khi đạt 486 tỷ đồng.

Ngược lại, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh lại lao dốc 98% về còn hơn 1 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng giảm 32% về 506 tỷ đồng.

BIDV 'chật vật' xử lý khoản nợ 2.400 tỷ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh

(Vietnamdaily) - BIDV lại tiếp tục cần thẩm định giá khoản nợ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh sau khi 7 lần đều đấu giá thất bại.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tiếp tục thông báo lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá tài sản là khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh.

Theo đó, khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh được đảm bảo bằng Nhà máy điện phân chì kẽm (gồm toàn bộ công trình xây dựng, máy móc thiết bị) tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn công suất 25.000 tấn kẽm/năm, 10.000 tấn chì/năm, 1.200 bột ô xít kẽm/năm, 40.000 a xít sunfuaric/năm.

Đồng thời là quyền khai thác mỏ Bó Liều thuộc xã Đông Lạc và xã Nam Cường; Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có địa chỉ tại 381 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội; Quyền sử dụng đất diện tích 14.500 m2 và tài sản gắn liền trên đất tại xã Lạc Hồng, Hưng Yên là đất thuê trả tiền hằng năm.

Ngoài ra tài sản đảm bảo của Ngọc Linh còn là 1 xe ô tô nhãn hiệu Lexus.

Như vậy, đây sẽ là lần rao bán thứ 8 của BIDV đối với khoản nợ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh.

Gần đây nhất, hồi tháng 3/2021, BIDV rao bán khoản nợ này với giá khởi điểm là hơn 1.385 tỷ đồng, bằng dư nợ gốc của khoản nợ, tức BIDV đã hạ giá khoản nợ này xuống hơn 1.000 tỷ đồng.

Được biết, tính đến ngày 28/12/2020, tổng dư nợ của khoản nợ là hơn 2.400 tỷ đồng; trong đó, có hơn 1.385 tỷ đồng dư nợ gốc và hơn 1.019 tỷ đồng dư nợ lãi, phí phạt. 

BIDV 'chat vat' xu ly khoan no 2.400 ty cua dai gia khoang san Ngoc Linh
 

Ngọc Linh là chủ đầu tư Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn, công suất 30.000 tấn/năm, toạ lạc tại khu đất rộng gần 64,4ha ở thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Dự án được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 789 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có là 180 tỷ đồng, còn lại là vốn vay. Sau 8 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án được nâng lên tới 2.170 tỷ đồng.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản, Ngọc Linh còn là chủ đầu tư Dự án Công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ công cộng và nhà ở tại số 161 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Dự án nhiều năm chưa được khởi công do vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tính đến cuối năm 2019, báo cáo riêng lẻ của Ngọc Linh cho thấy quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 3.229,8 tỷ đồng, song có tới 2/3 được tài trợ bởi nguồn vốn nợ phải trả.

Doanh thu và lợi nhuận của Ngọc Linh (công ty mẹ) trong giai đoạn 2017 – 2019 cũng rất khiêm tốn so với quy mô tổng tài sản. Năm 2019, dù ghi nhận doanh thu cao nhất trong vòng 3 năm, đạt 50,9 tỷ đồng, song Ngọc Linh (công ty mẹ) cũng chỉ báo lãi 730 triệu đồng.

Hậu Covid-19, vì sao bất động sản Bảo Lộc luôn là điểm nóng?

Khi dịch xảy ra gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của nhiều người dân, mọi người mới cảm nhận ra ý nghĩa sống mạnh khỏe, sống an lành quan trọng như thế nào.

 Chọn môi trường sống trong lành cho bản thân và gia đình, giờ là tiêu chí hàng đầu trong việc mua nhà hay đầu tư bất động sản của nhiều người. Hãy điểm qua các yếu tố chính sau, cho thấy tại sao bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc luôn là điểm nóng thu hút các nhà đầu tư.

Hạ tầng giao thông

Bảo Lộc là một trong 2 thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng (thành phố còn lại là Đà Lạt). Nếu Đà Lạt là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước thì Bảo Lộc là thủ phủ của trà, cà phê, tơ tằm, những hình ảnh đi vào trong tiềm thức của nhiều người từ hằng chục năm qua.

Bảo Lộc nằm ở phía nam tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn thành phố có 2 tuyến quốc lộ chạy ngang là Quốc lộ 20 và Quốc lộ 55.

- Quốc lộ 20: Đây là tuyến đường chính từ TP. Hồ Chí Minh đi lên Đà Lạt. Du khách theo đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sau đó từ ngã ba Dầu Giây rẽ vào Quốc lộ 20 đi lên Bảo Lộc - Đà Lạt.

- Quốc lộ 55: Tuyến đường này khởi đầu từ TP. Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), qua Hàm Tân, thị xã La Gi, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), kết thúc tại TP. Bảo Lộc. Đây là con đường trục Đông - Tây liên kết các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Với vị trí địa lý và các tuyến đường giao thông hiện hữu, TP. Bảo Lộc có khoảng cách di chuyển khá thuận lợi đến các thành phố lớn lân cận như: Đà Lạt, Phan Thiết, Phan Rang, Biên Hòa, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đang được khởi động về thủ tục càng làm cho hạ tầng giao thông đến Bảo Lộc thêm thuận lợi.

Tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dự kiến gồm 3 dự án: Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, với các phân kỳ đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và 2025 - 2030.

Khi tuyến cao tốc này hoàn thành, kết nối hoàn chỉnh với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ TP. Hồ Chí Minh đến Bảo Lộc, cũng như từ Bảo Lộc đến Đà Lạt. Vị trí hấp dẫn của Bảo Lộc sẽ trở thành nền tảng để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại đây.

Du lịch nghỉ dưỡng

Nếu như Đà Lạt đang đối mặt bài toán khó về phát triển du lịch thiếu đồng bộ với sự đầu tư, nâng cấp về các điểm tham quan, hạ tầng cơ sở,… thì Bảo Lộc lại đang vươn mình lên trở thành “thỏi nam châm” mới về du lịch của vùng kinh tế Tây Nguyên.

Lượng khách du lịch đến Bảo Lộc không ngừng tăng qua các năm. Năm 2020, lượng du khách đến Bảo Lộc tham quan, nghỉ dưỡng tăng đến 126% so với cùng kỳ năm trước! (1)

Bảo Lộc hiện có 127 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, 1 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao, 18 khách sạn 1 sao, còn lại là nhà nghỉ du lịch.

Du khách đến với Bảo Lộc sẽ được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, thắng cảnh đẹp, nguyên sơ không thua kém gì so với Đà Lạt. Tại Bảo Lộc, du khách được tận hưởng không gian nghỉ dưỡng hòa mình thiên nhiên, tránh xa được khói bụi ồn ào thành phố.

Thu hút đầu tư

Đây chính là một trong những bảo chứng cho các nhà đầu tư khi xuống tiền đầu tư vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc. Bởi ngay cả các tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng quan tâm, tìm hiểu, đầu tư vào vùng đất cao nguyên xinh đẹp, trong lành, thoáng đãng này thì không lý gì các nhà đầu tư nhỏ lại e ngại không hiệu quả.

Các doanh nghiệp lớn không chỉ tìm hiểu, đặt vấn đề đầu tư vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mà còn có các dự án khác như khu đô thị dịch vụ giải trí, dịch vụ thương mại, khu du lịch sinh thái, các tuyến đường giao thông nội đô...

Sự xuất hiện của những doanh nghiệp lớn sẽ góp phần hình thành những dự án quy mô, bài bản; từ đó, thúc đẩy nhu cầu về bất động sản và cơ hội cho nhà đầu tư cá nhân khai thác tiềm năng. Chính vì thế, Bảo Lộc đang trở thành điểm đến của nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ hai trong xu thế “bỏ phố về vườn”.

Quỹ đất lớn, đầu tư cho tương lai

Diện tích của Bảo Lộc là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Nhiều diện ích đất của Bảo Lộc phục vụ ngành nông nghiệp như trà, cà phê, tơ tằm, cây ăn trái… và các ngành công nghiệp, dịch vụ khác. Song song đó, quỹ đất ở Bảo Lộc còn lớn, nhiều tiềm năng khai thác đem lại hiệu quả kinh tế lớn, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng.

So với các khu vực khác như Đà Lạt, Long Thành, Phan Thiết… những nơi giá bất động sản đã cao thì ở Bảo Lộc giá bất động sản còn tương đối dễ chịu hơn.

Nhiều nhà đầu tư chọn bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc là điểm đến bởi đó là chuyện đầu tư dài hạn cho tương lai. Chuyện quy hoạch Bảo Lộc từ đô thị loại III lên độ thị loại II - đô thị sinh thái mà TP. Bảo Lộc hướng đến vào năm 2025 và tầm nhìn xa hơn là chuyện 5 năm, 10 năm…, chứ không phải ngày một, ngày hai. Chính bởi thế, đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc thời điểm này là đầu tư cho tương lai và giá cả còn tương đối mềm.

Trải qua các khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, con người lại thấy nhu cầu cần thiết hơn được sống trong môi trường sống an nhiên, trong lành. Bảo Lộc chính là điểm đến thú vị.